Dòng sự kiện:

Hiểu đúng, xử lý nhanh xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ

Theo Marrybaby
07:11 23/03/2018
Xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ em, thoạt nghe có vẻ như đó là bệnh lý gì đó khá nghiêm trọng. Thực tế, đây là bệnh phổ biến, nếu biết cách chăm sóc trẻ ngay từ thời kỳ khởi phát, thậm chí còn không phải dùng đến thuốc.

Tiểu cầu là tế bào máu rất nhỏ được sản xuất trong tủy xương và đóng vai trò quan trọng trong quá trình cầm máu. Lượng tiểu cầu giảm sẽ xuất hiện ngay tình trạng xuất huyết. Đó là lý do bệnh thường gặp ở trẻ bị sốt xuất huyết. Lúc này, khả năng đông máu và chống lại nhiễm trùng của bé sẽ giảm đi.

Xuất huyết giảm tiểu cầu là gì?

Thông thường, trung bình lượng tiểu cầu trong cơ thể có khoảng 150.000-400.000 tiểu cầu/ 1mm3 máu. Khi số lượng tiểu cầu của cơ thể xuống ở mức dưới 100.000/mm3 máu thì nguy cơ bị xuất huyết sẽ tăng lên, điều đó đồng nghĩa với việc máu sẽ chảy ra nhiều hơn, gây nhiều nguy hiểm cho người bệnh.

Nếu bị chảy máu quá nhiều có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ

Hội chứng xuất huyết giảm tiểu cầu ở trẻ gây ra bởi hai nguyên nhân chính là: Tăng phá hủy tiểu cầu ở máu ngoại vi và giảm sinh tiểu cầu ở tủy xương.

Dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất khi trẻ bị bệnh:

  • Chảy máu nhiều nhất là vùng da và niêm mạc.
  • Trường hợp người bệnh bị chảy máu dưới da, vùng dưới da của họ sẽ xuất hiện các nốt chấm hoặc mảng bầm máu.
  • Chảy máu mũi và lợi chân răng

Vì bệnh thường khởi phát khá kín đáo với các nốt xuất huyết chấm đỏ hoặc bầm tím, hoặc xuất huyết do xây xước nhẹ trên da, không kèm theo sốt, thiếu máu, sưng hạch hoặc các biểu hiện toàn thân khác nên khó nhận biết ngay ban đầu. Nếu bệnh biểu hiện chảy máu nặng ngay từ đầu như chảy máu mũi, chân răng, xuất huyết tiêu hóa hay tiểu ra máu là rất nguy hiểm, cần đưa đến bệnh viện ngay.

Xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn ở trẻ em

Trẻ em là đối tượng thường xuyên bị mắc hội chứng giảm tiểu cầu. Tuy nhiên với trẻ nhũ nhi và trẻ lớn nguyên nhân và cách điều trị hoàn toàn khác nhau.

Đối với trẻ nhũ nhi (từ sơ sinh đến dưới 12 tháng)

Nguyên nhân thường do đột biến jen, do nhiễm độc trong qúa trình mẹ mang thai, hoặc nhiễm trùng trong quá trình sinh nở. Những mẹ bầu bị các bệnh Rubenla ở cuối thai kỳ, hoặc mẹ mang thai bị nhiễm chất phóng xạ, nhiễm độc do hóa chất, thuốc trừ sâu… đều có thể khiến trẻ bị mắc bệnh ngay sau khi sinh.

Hội chứng giảm tiểu cầu có thể xuất hiện từ khi trẻ còn trong bụng mẹ

Đối với trẻ lớn (từ 1 tuổi đến dưới 12 tuổi)

Hội chứng giảm tiểu cầu vô căn từ các từ các nguyên nhân sau: Đông máu trong lòng mạch cấp tính và mãn tính gây tiêu thụ lớn tiểu cầu, các u máu lớn ở các vị trí khác nhau của cơ thể, nhiễm khuẩn huyết, bệnh sốt xuất huyết,  bệnh sởi, quai bị, cảm cúm nặng nhiễm virút nặng gây giảm tiểu cầu…

Xuất huyết giảm tiểu cầu có thể gây ra tình trạng xuất huyết nặng, đặc biệt là xuất huyết nội sọ có thể dẫn đến tử vong nhưng đây không phải là nguyên nhân gây ra các bệnh lý như tràn dịch màng phổi, viêm phổi, viêm màng bồ đào, viêm dạ dày, tiểu đường…như nhiều lời đồn đại.

Bệnh xuất huyết giảm tiểu cầu có di truyền không?

Khoảng 70 – 80% các trường hợp tiểu cầu trở lại bình thường sau một vài tuần đến 3 tháng khi được điều trị, Chỉ 20% diễn biến xấu trong quá trình điều trị và tái lại nhiều lần sau 3 -6 tháng điều trị  sẽ chuyển thành xuất huyết giảm tiểu  cầu vô căn mãn tính.

Bệnh lý này không bị di truyền. Ngay khi xuất hiện các triệu chứng ban đầu, cần đưa trẻ đi xét nghiệm và khám định kỳ hàng tháng để kịp thời theo dõi diễn biến của bệnh. Điều trị theo phác đồ của bác sĩ chuyên khoa, uống thuốc đúng cách sẽ có hi vọng khỏi hẳn.

Xuất huyết giảm tiểu cầu có chữa được không?

Ở trẻ nhũ nhi, bệnh có thể tự khỏi mà không cần điều trị đặc hiệu với các loại thuốc kháng sinh mạnh. Vì vậy ngay khi phát hiện những dấu hiệu bất thường cần đưa trẻ đến các chuyên khoa huyết học để khám và theo dõi, tránh tiêm các thuốc hoặc làm các thủ thuật gây chảy máu hoặc tụ máu cho thêm cho trẻ.

Chăm sóc theo dõi các bé là vô cùng quan trọng. Khi số lượng tiểu cầu giảm nặng cần có các biện pháp đề phòng chảy máu. Trường hợp cấp bách là phải cho bé nhập viện gấp để các bác sĩ xử lý kịp thời tránh chảy máu ở phổi, não dễ gây tử vong cho các bé. Đồng thời cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Hạn chế cho trẻ vận động mạnh mà nên cho con nghỉ ngơi tại chỗ
  • Vệ sinh răng miệng cho trẻ cẩn thận, trách bị xước niêm mạc miệng và lưỡi
  • Ăn chín, uống sôi
  • Theo dõi tình trạng bệnh của trẻ, mức độ phục hồi

Xuất huyết giảm tiểu cầu nguy hiểm khi cha mẹ không hiểu đúng về bệnh và lơ là với sức khỏe của trẻ. Đừng để những bệnh vốn bình thường trở thành bất thường với trẻ mẹ nhé!

Nguồn: Gia đình Việt Nam