Dòng sự kiện:

Hướng dẫn mẹ chăm sóc trẻ bị bệnh xương thủy tinh chuẩn nhất

08:25 16/04/2017
Xương thủy tinh là bệnh có tính di truyền, biểu hiện ở những gen lặn. Người mắc bệnh này xương rất dễ biến dạng và gãy.

Bệnh xương thủy tinh là gì?

Bệnh xương thủy tinh (tiếng Anh là Osteogenesis Imperfecta, viết tắt là OI), là bệnh xương hiếm gặp, có tính di truyền mà nguyên nhân là do tổn thương các sợi collagen của xương làm cho xương rất giòn và dễ gãy sau một va chạm rất nhẹ như ho, hắt hơi… hoặc ngay cả khi không có sang chấn.

Trẻ bị xương thủy tinh rất dễ bị gãy xương, vì thế cần được chăm sóc đặc biệt

Vì xương gãy tái phát nhiều lần nên được gọi là “bệnh xương thủy tinh” hay bệnh giòn xương.

Cách chăm sóc trẻ bị bệnh xương thủy tinh 

Chăm sóc trẻ bị bệnh xương thủy tinh cũng giống như nâng niu một chiếc ly cổ bằng thủy tinh. Gia đình phải cẩn trọng, không cho trẻ chạy nhảy mạnh, nhà cửa phải thu xếp gọn gàng, tránh trơn trượt. Nếu trẻ đi học, phụ huynh cần thông báo với giáo viên tình trạng bệnh của trẻ.

Khi trẻ bị gãy xương, cha mẹ cần làm một chiếc nẹp thông thường bằng thanh cây và bìa cactông để cố định phần xương bị gãy, sau đó mới đưa trẻ đến bệnh viện. Cần kiểm tra kỹ, nếu trẻ bị gãy cột sống cổ phải bất động cổ, nếu không có thể làm trẻ tử vong.

Tập luyện thể thao cũng là một giải pháp không kém phần quan trọng đối với tăng cường sức khỏe cho trẻ bệnh xương thủy tinh. Lý tưởng nhất là cho trẻ bơi và tập đi dưới nước. Lực cản dưới nước sẽ nâng đỡ trẻ, tránh cho trẻ những va chạm mạnh mà không bị gãy xương. 

Theo Gia đình Việt Nam