Dòng sự kiện:

"Loạt bệnh" dễ mắc của trẻ trong mùa hè

17:51 30/06/2015
. Ở trẻ em, do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên vào mùa nắng nóng có nguy cơ cao mắc một số bệnh nguy hiểm. Số lượng trẻ em đếnkhám tại các trung tâm y tế tăng cao vào mùa hè, đặc biệt và những ngày nắng nóng kéo dài.

 Với đặc điểm nóng ẩm của mùa hè là thời điểm thuận lợi của nhiều bệnh, trong đó đáng lưu ý nhất là các bệnh do vi nhiễm virut, vi khuẩn, ký sinh trùng. Ở trẻ em, do sức đề kháng kém, hệ miễn dịch chưa hoàn thiện, nên vào mùa nắng nóng có nguy cơ cao mắc một số bệnh nguy hiểm. Số lượng trẻ em đến khám tại các trung tâm y tế tăng cao vào mùa hè, đặc biệt và những ngày nắng nóng kéo dài.

1. Say nắng

Đây hiện tượng do nhiệt độ và tia cực tím (tia tử ngoại) của mặt trời gây ra. Tia tử ngoại có khả năng xuyên qua lớp sừng của da tới hạ bì gây cháy da (bỏng độ I) và say nắng. Nhiệt độ cao làm giãn mạch não gây ra tăng áp lực sọ và làm nhức đầu, có thể kèm theo nôn mửa hay hôn mê, co giật do ức chế vỏ não - làm tăng các hoạt động thần kinh tự động dưới vỏ. Phòng say nắng cho trẻbằng cách không cho trẻ chơi ngoài nắng gắt; cho trẻ uống nhiều nước. Trong dịp hè, cần đặc biệt lưu ý khi cho trẻ về quê hoặc đi tắm biển không cho trẻ chơi ngoài nắng nhiều trong khoảng thời gian từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều. Ngoài ra, nên tăng cường các thức ăn có thể hỗ trợ giúp cơ thể chống lại các ảnh hưởng của ánh nắng và chống sự ôxy hóa như: các thức ăn giàu caroten (dưa hấu, dưa vàng, rau ngò, cải bó xôi...); vitamin E (dầu đậu nành, hạt điều, hạt dẻ...);vitamin C (trà xanh, trái cây tươi, rau cải xanh...).

Trẻ rất dễ bị say nắng.

Một số bài thuốc dân gian đơn giản trị bệnh thường gặp mùa hè: 

- Khi người bệnh bị cảm nắng lại sốt cao không có mồ hôi thì sử dụng hương nhu 20g, gừng tươi 6g, nước 500ml, đun sôi trong 15 phút, gạn lấy nước uống nóng, còn bã đắp hai bên thái dương và gan bàn chân,, đắp chăn cho ra mồ hôi; vỏ đậu xanh, sắc lấy nước đặc cho uống rất công hiệu.

- Nếu cảm nắng bị ngất xỉu: Lấy mè đen (vừng đen, hắc chi ma) rang gần cháy, để nguội tán bột, mỗi lần uống 10 – 12g hòa với nước.

- Bị trúng nắng nhức đầu, xây xẩm mặt mày: Lấy rau má giã vắt nước cốt cho vài hạt muối rồi uống, còn bã đắp thái dương và gan bàn chân.

- Trường hợp vừa nôn vừa tiêu chảy: Dùng lá sen tươi giã nát vắt nước cốt cho vài hạt muối rồi uống. - Các trường hợp say nắng nhẹ:

Bí đao 60g, lá sen 1 tàu, gạo tẻ 80g, nấu thành cháo cho ít đường và ăn khi còn ấm, ngày hai lần. Hoặc dùng bột cúc hoa 15g, gạo tẻ 50g, đường vừa đủ nấu gạo thành cháo, rồi cho bột cúc hoa và đường vào đun sôi thêm một lát, ăn nóng.

 2. Nhiễm siêu vi

 Mùa nắng nóng cũng là thời điểm làm cho trẻ dễ bị nhiễm siêu vi khuẩn khiến trẻ bị sốt, phát ban, viêm đường hô hấp cấp tính như viêm họng, viêm mũi, viêm a mi đan, viêm thanh khí – phế quản… trẻ thường bị ho nhiều, chảy nước mũi, tắc mũi – nghẹt mũi làm trẻ  quấy khóc, nôn ói, ăn uống khó khăn…Hiện có hơn 200 chủng siêu vi được phân lập, tuy nhiên hầu hết đều là siêu vi thông thường ít có hại cho trẻ, bệnh có thể tự khỏi trong 5 – 7 ngày nếu được theo dõi và chăm sóc tốt. Một số siêu vi nguy hiểm có thể gây hại cho trẻ, chúng ta cần phải chú ý để có cách phòng ngừa chủ động bằng các loại vắc xin sắn có như siêu vi Cúm, siêu vi Sởi, siêu vi gây bệnh Thủy đậu, bệnh Quai bị, bệnh sốt phát ban Rubella…

Nhiễm siêu vi là điều bố mẹ khó lường nhất.

Để phòng sốt siêu vi cho trẻ, phụ huynh nên thực hiện theo nguyên tắc sau:

– Cho trẻ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng (cơm, cháo, thịt, trứng, đậu, rau củ quả, trái cây…), sinh hoạt, vui chơi, nghỉ ngơi hợp lý.

– Cho trẻ ăn chín, uống sôi; tạo môi trường ở thông thoáng, sạch sẽ, giữ vệ sinh cá nhân cho trẻ. Đối với trẻ mới biết bò, biết đi, nên rửa tay, chân thường xuyên cho trẻ, không để trẻ ngậm tay chân, đồ chơi đã rơi xuống nền nhà.

– Hạn chế đưa trẻ đến nơi đông người, ra ngoài lúc mưa, nắng nóng, không nên để trẻ ở lâu trong phòng có máy lạnh.

 3. Viêm não Nhật Bản B

Đây là một bệnh nhiễm khuẩn thần kinh gây dịch về mùa hè do một loại Arbovirus nhóm B gây nên. Virut gây bệnh được muỗi truyền từ súc vật sang người. Bệnh viêm não Nhật Bản có tỉ lệ tử vong khá cao hoặc để lại di chứng thần kinh nặng nề. Biểu hiện thường gặp là: sốt cao, đau đầu, nôn, rối loạn ý thức, co giật rồi đi vào hôn mê nhanh chóng. Một số trường hợp có biểu hiện liệt thần kinh. Khi trẻ có những biểu hiện trên, cần nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị nhằm hạn chế tỷ lệ tử vong và di chứng sau này. Phòng ngừa bệnh cần phải giữ môi trường trong sạch, nhà ở thoáng mát, nằm màn khi ngủ, phun thuốc diệt muỗi và côn trùng, tiêm phòng vaccin viêm não Nhật Bảncho trẻ đúng lịch.

Cần tiên phòng viêm não Nhật Bản cho trẻ từ sớm.

Phòng bệnh viêm não Nhật Bản tốt nhất là bằng cách tiêm vaccin phòng viêm não Nhật Bản để tạo nên miễn dịch cho trẻ em ở một số nước châu Á, nơi có bệnh lưu hành. Hiện nay chưa có biện pháp điều trị đặc hiệu đối với bệnh viêm não Nhật Bản nên biện pháp phòng bệnh vẫn là giải pháp cần thiết.

Có thể phòng bệnh bằng cách mặc áo quần bảo hộ, dùng hóa chất xua muỗi, lưới bảo vệ nhà cửa, màn chống muỗi, hương xua muỗi và tránh các hoạt động ở ngoài trời vào buổi chiều khi không cần thiết. Việc dùng hóa chất phun tồn lưu nhà cửa, chuồng gia súc ở các vùng nông thôn để phòng chống muỗi Culex, trung gian truyền bệnh viêm não Nhật Bản thường không có hiệu quả do tập tính đốt người và trú ẩn ngoài nhà của loài muỗi này. Ở một số vùng, có thể phòng chống bệnh bằng cách thả cá ăn bọ gậy, biện pháp làm hạn chế nơi muỗi đẻ trứng ở ruộng lúa và hệ thống mương máng. Việc phun hóa chất để diệt muỗi trú ẩn ngoài trời chỉ áp dụng khi xảy ra dịch. Ở những vùng có bệnh viêm não Nhật Bản lưu hành, cần nhốt gia súc và làm chuồng gia súc cách xa nhà ở; đặc biệt là đối với loài lợn.

 4. Sốt virut

Trẻ thường sốt cao, đau mỏi người, đau đầu, có thể có triệu chứng của viêm đường hô hấp trên như: hắt hơi, sổ mũi, ho (thường có ít đờm trắng trong không có màu vàng, xanh). Trẻ có thể phát ban hay gặp nhất là do virut Rubella sởi gây ra. Biểu hiện chủ yếu là các ban đỏ mịn, thường xuất hiện vào ngày thứ 2-4 của bệnh, ban thường tuần tự từ đầu mặt xuống thân mình, chân vàkhi mất đi cũng theo tuần tự như vậy. Ngoài ra trẻ thường có nổi hạch ở cổ,gáy, các hạch này có thể đau và tồn tại lâu mới mất đi. Bệnh thường diễn biến lành tính trong 3-5 ngày, điều trị chủ yếu là hạ sốt, bù nước điện giải bằng đường uống, bảo đảm dinh dưỡng và chăm sóc mũi họng tốt để hạn chế bội nhiễm. Tuy nhiên, cần lưu ý vì một số trường hợp có biến chứng, nên cần theo dõi để phát hiện các triệu chứng của viêm não như đau đầu, nôn nhiều, rối loạn ý thức, co giật, để đưa trẻ đến cơ sở y tế khám và điều trị kịp thời.

Mách phương thuốc dân gian chữa bệnh này:

Khi bạn có các biểu hiện sốt virus như tôi đã trình bày .Bạn chỉ cần ra chợ mua 2 mớ rau Diếp cá và rau Kinh giới ,Bạn giã 2 mớ rau đó cùng nhau rồi vắt nước uống trong ngày .Chỉ sau 24h là bạn hết sốt ..các bạn nên duy trì 2 tới 3 ngày để triệt tiêu hoàn toàn các virus trong cơ thể bạn.

5. Tiêu chảy cấp

Nguyên nhân gây tiêu chảy có thể là vi sinh vật gây bệnh như vi khuẩn (lỵ, thương hàn, tả...) hoặc virut, nấm, ký sinh trùng đường ruột. Cơ chế gây bệnh có thể do độc tố của vi khuẩn gây ra, triệu chứng thường xuất hiện sớm (dưới 6 giờ sau khi nhiễm bệnh), hoặc do vi khuẩn trực tiếp gây tổn thương hệ thống tiêu hóa, triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện muộn hơn.Tiêu chảy cấp có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng 80% xảy ra ở trẻ dưới 2 tuổi. Tác nhân gây tiêu chảy thường gây bệnh bằng đường phân - miệng: phân người bị tiêu chảy làm nhiễm bẩn thức ăn, nước uống hoặc do tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.

Khi trẻ bị tiêu chảy cấp, việc quan trọng nhất là đánh giá mứcđộ mất nước và bù nước điện giải bằng đường uống dung dịch oresol, truyền dịch chỉ thực hiện khi mất nước nặng, trẻ nôn nhiều, không thể uống được hoặc đi ngoài rất nhiều không thể bù kịp bằng đường uống. Việc sử dụng kháng sinh vàcác men tiêu hóa vi sinh cần phải theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc trị tiêu chảy.


Phương thuốc dân gian đặc trị bệnh tiêu chảy cấp:

- Búp ổi: Lấy vài búp ổi, sắc lên lấy nước cho bé uống, mỗi lần cho uống đổ 1 tí vào cái chén, dằn ngửa bé ra rồi đổ vào miệng, lượng nước ít thôi để bé khỏi bị sặc.

- Lá lộc vừng: Khi bé bị tiêu chảy, mẹ cạo bỏ lớp bần bên ngoài thân cây, rửa sạch, thái phiến, phơi hoặc sấy khô sau đó lấy 8-16g vỏ sắc với 400ml nước còn 100ml, cho bé uống làm hai lần trong ngày.

-Chuối tiêu xanh: Chuối tiêu xanh mẹ gọt mỏng lớp vỏ xanh bên ngoài, để lại lớp vỏ xanh bên trong (hoặc tước vỏ cũng được), xay nhuyễn trộn với cháo rồi nấu chín cho bé ăn trong khoảng 3 ngày.

 6. Bệnh ngoài da

Bệnh ngoài da hay gặp nhất là rôm. Đây là hiện tượng viêm các nang tuyến chân lông khiến chúng lồi lên mặt da thành các bọc nước nhỏ, đỏ và ngứa ngáy. Nguyên nhân chủ yếu của rôm là do bít tắc lỗ chân lông bởi các chất bẩn. Đặc biệt khi thời tiết nắng nóng, cơ thể tăng cường hoạt động của các tuyến mồ hôi và tuyến nhầy trong cơ chế tăng thải nhiệt. Xử trí rôm chỉ đơn giản là tắm rửa sạch sẽ bằng xà phòng hay quả chanh nhằm thông các ống thoát đổ ra ngoài của các tuyến trên bề mặt da. Khi nặng hơn và cần thiết thì có thể bôi các loại kem chống viêm chứa sterocorticoid. Đặc biệt ở trẻ nhỏ, nếu không chú ý lau sạch vàkhô mồ hôi thì chỉ sau vài giờ những vùng da kín như bẹn, nách cổ (dưới cằm),khe mông có thể nổi mụn ngứa, thậm chí loét chợt da. Ngoài rôm sảy, mùa hè nóng ẩm là điều kiện tốt cho các loại nấm phát triển (hắc lào, lang ben, nấm kẽ, nấmtóc...), viêm nang lông, kể cả các ký sinh trùng trên da (ghẻ lở, chấy, rận...)hay kích hoạt các quá trình viêm da do dị ứng (chàm eczema...). Ngoài việc giữ gìn vệ sinh cho trẻ, các bậc cha mẹ cần kiểm tra thường xuyên những vùng da kín, đặc biệt khi trẻ có biểu hiện ngứa để phát hiện và điều trị sớmcác bệnh ngoài da. Biểu hiện chủ yếu khu trú ở vùng da kín như bẹn, nách, cổ, kẽ ngónchân, tay, mang tai. Điều trị các bệnh này thường phải bôi kem có chứa thuốc chống viêm steroid, chống nấm và kháng sinh theo chỉ định của thầy thuốc.

Các bệnh ngoài da sẽ gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của bé sau này.

Một số điều cần chú ý phòng tránh:

-Vào mùa nắng nóng bé dễ đổ mồ hôi. Do vậy, bạn nên chú ý chuẩn bị các loại khăn bông vải mềm để giúp bé thấm mồ hôi.

-Nên tắm cho bé thường xuyên hơn so với mùa lạnh nhưng không nên tắm quá nhiều lần. Nên cho bé tắm bằng nước ấm và sau khi tắm xong cần lau khô thật nhanh và thật kỹ cho bé.

-Bên cạnh kem chống nắng, các bạn cũng cần chú ý đến việc sử dụng các loại phấn bảo vệ da cho bé. Bạn cũng nên sử dụng các loại kem chống côn trùng cho bé, tuy nhiên cần tham khảo ý kiến của bác sĩ

-Chọn quần áo phù hợp mùa nóng. Cho bé mặc các loại quần áo vải bông nhẹ thoáng và sáng màu. Nên thay quần áo thường xuyên cho bé.

-Ngoài ra, các bạn cũng thường xuyên cho bé uống nước trong ngày để đảm bảo lượng nước cung cấp đủ cho cơ thể các bé. Có thể cho bé ăn thêm các loại trái cây có tác dụng làm mát cơ thể.

-Và cuối cùng, bạn nên theo dõi các triệu chứng và kiểm tra da của bé thật cẩn thận. Không nên xem thường bất cứ dấu hiệu nhỏ nào. Khi thấy có những dấu hiệu đáng ngờ khó nhận biết cần đưa trẻ đi khám kịp thời.

 

 PHƯƠNG MAI (Tổng hợp)