Dòng sự kiện:

Mách cách cứu nguy khi trẻ bị hóc dị vật

20:02 15/07/2015
Mọi vật và mọi việc đều rất mới mẻ với trẻ nên chúng có xu hướng "thử cho biết". Tuy nhiên, trẻ em hay có xu hướng "thử bằng miệng" cao hơn là thử bằng tay, chân hay bất cứ một giác quan nào trên cơ thể. Càng ngày càng có nhiều sự việc trẻ chết vì bị hóc, bị nghẹn thở vì mắc vật tăng cao nên cha mẹ cần chú ý phương pháp sau.

Trẻ em sở hữu tính tò mò rất cao. Mọi vật và mọi việc đều rất mới mẻ với trẻ nên chúng có xu hướng "thử cho biết". Tuy nhiên, trẻ em hay có xu hướng "thử bằng miệng" cao hơn là thử bằng tay, chân hay bất cứ một giác quan nào trên cơ thể. Càng ngày càng có nhiều sự việc trẻ chết vì bị hóc, bị nghẹn thở vì mắc vật tăng cao nên cha mẹ cần chú ý phương pháp sau.

Các chuyên gia y tế cho hay, dấu hiệu trẻ bị hóc nghẹt đường thở thường bị tím tái, ho sặc sụa; trào nước mắt nước mũi, không phát âm hoặc không thể khóc thành tiếng. Tình hình nguy cấp hơn nếu môi và lưỡi trẻ bắt đầu tím tái, có thể bất tỉnh nếu dị vật không lấy được ra kịp thời. Người lớn cần nhanh chóng lấy dị vật ra khỏi mũi hay miệng trẻ để làm thông đường thở và áp dụng biện pháp sơ cấp cứu.

Với trẻ sơ sinh, cần để bé nằm sấp theo dọc cánh tay bạn, tư thế đầu thấp hơn ngực. Một tay đỡ đầu và vai trẻ, tay kia vỗ mạnh vào lưng để dị vật bắn ra ngoài, đừng vỗ quá mạnh gây tổn thương trẻ. Nếu bé bị sặc sữa, bột thì ngậm vào mũi trẻ và hút thật mạnh. Trường hợp trẻ bị bất tỉnh, cần hà hơi thổi ngạt, cố gắng thổi dị vật làm cản đường thở.


Đối với trẻ nhỏ.

Với trẻ nhỏ, để bé sấp trên đùi, đầu thấp hơn vai, vỗ nhiều lần vào giữa hai vai trẻ đến khi dị vật bắn ra ngoài. Nếu trẻ bất tỉnh, cần làm hô hấp nhân tạo. Với trẻ lớn, bảo trẻ cúi người ra trước, đầu thấp hơn ngực, lấy tay móc miệng để nôn dị vật ra. Trường hợp trẻ không thể ho và dị vật cản tắc đường thở, dùng gốc bàn tay vỗ mạnh vài lần giữa hai bên xương sườn trẻ, rồi đột ngột thúc ngược nắm tay ra sau và hướng lên trên, vật lạ sẽ bị đẩy lên miệng khiến trẻ ho ra được. Nếu dị vật vẫn không ra khỏi đường thở, chuyển ngay trẻ tới cơ sở y tế gần nhất. 

Đối vớ trẻ lớn hơn.

 

Để tránh tai nạn trẻ bị hóc dị vật gây tắc đường thở, cần để xa tầm tay chúng các vật nhỏ như kim băng, đồng xu, hạt trái cây... dễ cho vào mũi, miệng. Cho trẻ dùng thức ăn nghiền nát, không lẫn xương, lẫn hạt và ăn từng ít một; tạo thói quen nhai chậm, nhai kỹ cho trẻ. Khi cho con nhỏ ăn cơm, ăn bột, không để đầu bé ngả về phía sau. Tránh cho trẻ vừa ăn vừa chơi đùa khiến thức ăn lọt vào đường thở gây hóc nghẹn. Đối với trẻ lớn hơn 6 tuổi cần căn dặn chúng không được vừa ăn uống vừa cười đùa, chạy nhảy...

Nếu trẻ hôn mê:

- Đặt trẻ nằm ngửa, quỳ giữa 2 chân của bệnh nhân

- Đặt gốc bàn tay lên vùng thượng vị dưới xương ức

- Ấn 5 cái dứt khoát nhanh mạnh vào bụng theo hướng từ dưới lên trên

- Lặp lại 6-10 lần cho tới khi dị vật rơi ra ngoài

- Nếu nạn nhân ngừng thở thì vừa thổi ngạt vừa làm Heimlich

- Sau khi nạn nhân khóc được phải đưa ngay tới bệnh viện để kiểm tra.

 Những việc cần tránh

- Không can thiệp gì nếu bệnh nhân khóc được, thở được, hãy mang bệnh nhân đi viện.

- Không cố móc dị vật ra ngoài.

 

PHƯƠNG MAI (Tổng hợp)

Theo Người đưa tin