Dòng sự kiện:

Mách mẹ cách xử trí khi trẻ bị dị ứng hải sản

19:16 21/08/2017
Đối với những tình trạng dị ứng hải sản ban đầu ở mức độ nhẹ, mẹ nên trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra và xét nghiệm theo tiêu chuẩn để xác định được khả năng trẻ có bị dị ứng hải sản hay không.

Nguyên nhân gây dị ứng hải sản

Tất cả các loại hải sản nói chung đều có thể gây dị ứng, nhưng các loài như tôm, cua, sò, mực là hay gây dị ứng hơn cả. Nguyên nhân có thể do:

Hàm lượng chất đạm trong hải sản rất dồi dào nhưng không phái tất cả các loại chất đạm đều lí tưởng với cơ thể con người. Khi bắt gặp những protein lạ có trong hải sản, hệ miễn dịch của chúng lập tức bị kích thích và hoạt động gây nên có chế phản ứng dị ứng.

Do thành phần histamin có sẵn trong hải sản. Histamin chính là thủ phạm trực tiếp gây dị ứng da, mẩn ngứa. Nạn nhân bị ít hay nhiều tùy thuộc vào hàm lượng chất dị ứng này có trong thực phẩm.

 

Tất cả các loại hải sản nói chung đều có thể gây dị ứng, nhưng các loài như tôm, cua, sò, mực là hay gây dị ứng hơn cả.

Thêm loại protein có khả năng gây dị ứng có trong hải sản, đó là protein bán kháng nguyên. Có nghĩa là chúng chỉ có một nửa chức năng của kháng nguyên. Khi ăn và chất này sẽ kết hợp với một số nhóm kháng nguyên khác của cơ thể và gây triệu chứng dị ứng tức thì.

Trong các nguyên nhân trên cũng không loại trừ khả năng bệnh nhân bị dị ứng cơ địa, có vấn đề về sức khỏe khác nen dẫn đến dễ bị dị ứng hơn khi dùng nhiều loại thực phẩm khác nhau.

Cách xử trí khi trẻ bị dị ứng hải sản

Hải sản là món ăn ngon, có nhiều chất dinh dưỡng cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, có rất nhiều trẻ dễ bị dị ứng trước các loại hải sản. Vì thế các mẹ hết sức chú ý tránh trường hợp trẻ bị dị ứng hải sản, nếu không nhanh trí xử trí sẽ rất dễ gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Sau khi phát hiện trẻ có các biểu hiện dị ứng, việc đầu tiên các mẹ nên làm là loại trừ thức ăn gây dị ứng ra khỏi cơ thể trẻ càng sớm càng tốt bằng cách làm cho trẻ nôn hết các thức ăn ra ngoài.

Đối với những trường hợp dị ứng nhẹ, bạn có thể áp dụng bài thuốc dân gian sau:

Nguyên liệu:

– 10g gừng tươi

– 100g đậu xanh

– 15g lá tía tô

– 15g rễ cây lau

Cách thực hiện:

– Bạn đem rửa sạch gừng, lá tía tô, rễ cây lau rồi đem giã nát, lấy miếng vải mỏng sạch lọc lấy nước.

– Cho đậu xanh vào nồi cùng với nước đã lọc được, bạn có thể cho thêm nước lã lượng vừa đủ, rồi đem ninh nhừ đậu xanh thì đem cho bệnh nhân ăn.

Nếu thấy trẻ không đỡ hoặc trong tình trạng dị ứng nặng thì ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế gần nhất để được điều trị kịp thời. Tránh các biến chứng có thể xảy ra với trẻ, các mẹ cũng không nên tự ý mua thuốc, hoặc sử dụng thuốc dị ứng khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Khi cho trẻ ăn cần chú ý các loại thức ăn mà trẻ đã bị dị ứng, tốt nhất bạn không nên cho trẻ ăn các loại hải sản có chứa nhiều histamin, đối với những thực phẩm có thể gây dị ứng cho trẻ.

Theo Gia đình Việt Nam