Dòng sự kiện:

Mẹ 8X giúp con phát triển toàn diện chỉ bằng những trò chơi cực đơn giản

Theo Vietnammoi
14:49 06/04/2017
Theo chị Trịnh Diệp, các mẹ chỉ cần quan tâm thật nhiều đến con, cùng con chơi những trò chơi đơn giản sẽ giúp con vừa vui vẻ vừa học hỏi được nhiều điều hay.

Chị Trịnh Diệp hiện đang sống ở Hà Nội, là một bà mẹ trẻ nên trước khi sinh con, chị đã dành thời gian để học hỏi thật nhiều kinh nghiệm chăm sóc, giáo dục con. Bé trai của chị hơn 2 tuổi vô cùng hiếu động và có tính cách hướng ngoại.

Chị luôn cảm thấy vui vẻ khi được chơi cùng con. Theo chị, muốn con vui, người mẹ trước hết phải truyền niềm vui của mình, truyền tình yêu và truyền sự hào hứng trong cách khám phá thế giới đến trẻ. Và quan trọng hơn hết là hiểu tâm lý, hiểu từng giai đoạn phát triển của con. Chắc chắn khi làm được điều này, việc chơi với con không đơn thuần là tạo ra những kỷ niệm đẹp cho bé, mà còn giúp con phát triển toàn diện, trí tuệ lẫn thể chất.

Chị Trịnh Diệp bên bé Halo. (Ảnh NVCC)

Cùng trò chuyện với mẹ trẻ đảm đang và khéo léo này để có thêm kinh nghiệm cùng chơi với con:

- Chào chị, chị có thể cho biết, với các bé ở lứa tuổi mầm non, bố mẹ nên chơi những trò chơi gì để giúp con phát triển toàn diện?

- Theo mình, bố mẹ cần chọn trò chơi phù hợp với độ tuổi giúp bé phát triển tối đa cả thể chất lẫn tinh thần. Theo tiến sĩ tâm lý Howard Gardner, muốn trẻ phát triển toàn diện cần giúp con chơi những trò chơi có thể phát triển đầy đủ 8 loại hình trí thông minh: Trí thông minh ngôn ngữ; Trí thông minh suy luận, tư duy; Trí thông minh không gian, thị giác; Trí thông minh âm nhạc, thính giác; Trí thông minh vận động; Trí thông minh tương tác; Trí thông minh nội tâm; Trí thông minh tự nhiên. Các bậc phụ huynh có thể tìm hiểu những trò chơi phù hợp với con giúp con phát triển đầy đủ 8 loại hình trí thông minh trên.

- Các bé 1 tuổi thường chơi những trò chơi đơn giản hơn. Khi đến 2 – 3 tuổi, các bé hiếu động và thích khám phá thế giới. Theo chị cần lưu ý gì khi chơi với con ở lứa tuổi này?

- Ở độ tuổi này trẻ thường xuyên đặt ra những câu hỏi: Tại sao? Vì sao? Cái này là cái gì? Ai đấy? Ai đang làm gì?... Nếu con bạn thường xuyên đặt câu hỏi như vậy thì đó là tín hiệu của sự phát triển trí não của trẻ trong giai đoạn mới. Vậy chơi cùng con như thế nào để kích thích sự phát triển của não bộ? Mình luôn theo dõi quan sát sự phát triển của bé nhà mình trong suốt quá trình từ thai giáo đến hiện nay. Mẹ luôn để con được phát triển một cách tự nhiên nhưng cũng luôn hướng dẫn con có một giới hạn nhất định. Con lớn lên không phải để thành thiên tài hay gì cả, đơn giản là con lớn lên là con và làm những gì con thấy thoải mái và hạnh phúc nhất mà thôi.

Bé Halo rất thích khám phá thế giới xung quanh. (Ảnh NVCC)

Và các mẹ cũng nên ghi nhớ một điều khi trẻ 2 tuổi mà được rèn luyện trí nhớ thì sẽ có trí nhớ tốt duy trì liên tục và dễ dàng. Ở độ tuổi này con đang thấm hút như một miếng bông cần hút nước (kiến thức) nên con càng được bố mẹ cho nhiều thì con sẽ được ngấm nhiều và rất dễ dàng. Mình muốn con trở thành một em bé có tuổi thơ, đơn giản vậy thôi.

- Chị có thể gợi ý các trò chơi cụ thể chị đã và đang cùng con chơi?

Mình thường chơi với con rất nhiều các trò chơi giúp con phát triển toàn diện. Tùy vào hoàn cảnh, môi trường, thời điểm để mình chọn cho con trò chơi được dự đoán là bé sẽ cảm thấy hứng thú. Mình có thể gợi ý một vài trò chơi giúp các mẹ có thêm nhiều lựa chọn để chơi cùng con.

Kể chuyện hình bóng trên đèn Lighbox, trò này Halo cũng rất hợp tác. (Ảnh NVCC)

Vui chơi với thiên nhiên là hoạt động mẹ Halo luôn hướng tới cho con. Con có thể sờ, cầm, cảm nhận tất cả thế giới thiên nhiên sắc màu bằng năm giác quan của mình. (Ảnh NVCC)

Làm Mẹ đồng nghĩa với việc trở thành "bà đồng nát". Nhà không vứt đi được gì từ cái hộp đựng thuốc Mẹ cũng biến nó thành được đồ chơi cho con lấy ý tưởng từ "Thân gửi sở thú". Ngoài việc tương tác với hình ảnh trong sách, mẹ hãy tìm một cách khác để con phát triển khả năng tư duy bằng những hình ảnh thật con có thể cầm - sờ trực tiếp được, điều này sẽ giúp trẻ có trí tưởng tượng phong phú, khả năng tư duy nhạy bén, linh hoạt và sáng tạo qua những câu chuyện mẹ kể. (Ảnh NVCC)

Ở độ tuổi này con đang cần rất nhiều kiến thức và kỹ năng. Halo mê mẩn quyển kỹ năng này, ngày nào cũng lôi ra đọc và chỉ: Không được nghịch bếp, không chui vào máy giặt đâu, ăn một miếng một thôi không là hóc đấy... (Ảnh NVCC)

Ở độ tuổi này con đang cần rất nhiều kiến thức và kỹ năng. Halo mê mẩn quyển kỹ năng này, ngày nào cũng lôi ra đọc và chỉ: Không được nghịch bếp, không chui vào máy giặt đâu, ăn một miếng một thôi không là hóc đấy... (Ảnh NVCC)

Trò chơi: Dán sticker là hoạt động mà hầu như các bạn nhỏ trong độ tuổi này đều hứng thú, rèn luyện cho trẻ đôi tay khéo léo (đôi tay được ví như bộ não thứ 2 của trẻ). Trong quá trình dán dính, Halo còn học được các động vật theo chủ đề. (Ảnh NVCC)

Sách rèn kỹ năng phân biệt: ăn được và không ăn được - tại sao không ăn được Halo giải thích hoàn toàn thuyết phục. (Ảnh NVCC)

Trò chơi hình - bóng rèn tư duy trí tưởng tượng, phán đoán. (Ảnh NVCC)

Trò chơi Xếp các khối gỗ: Halo hay nói là làm chung cư. (Ảnh NVCC)

Chơi cát là trò chơi trẻ được tiếp cận và vận dụng tối ưu các kỹ năng của mình. (Ảnh NVCC)

Nhập vai chơi bán hàng và làm MasterChef. Halo và Ci chơi rất hào hứng, mỗi bạn nấu 1 món. Các bạn còn biết cho các loại gia vị : nước mắm, muối, chanh, đường... Một cách học siêu hiệu quả và khắc ấn rất lâu. (Ảnh NVCC)

Thí nghiệm trứng chìm - trứng nổi với muối ăn. Halo được nếm vị của muối, sờ vào trứng, quan sát 2 cốc đều là 2 quả nhưng tại sao 1 quả lại chìm xuống, một quả lại nổi lên nhi? (Ảnh NVCC)

Nguồn: Gia đình Việt Nam