Dòng sự kiện:

Mẹ cần làm gì khi con trai tự ghét bản thân vì quá cầu toàn?

15:00 13/02/2016
Trẻ nhỏ, nhất là các bé trai dễ bị khủng hoảng tâm lí khi không làm được điều gì đó và bắt đầu chán ghét chính mình. Dưới đây là lời khuyên giúp bạn thúc đẩy sự tự tin cho con.

  

Tin liên quan

  • 6 câu nói có thể thay đổi cuộc đời một đứa trẻ
  • Xúc động lời cha dạy con trai những điều tuyệt đối không thể làm
  • Làm sao để con bạn tự tin như Bi béo - con trai Xuân Bắc?
 

Chân thành khuyên bảo con

Khi bạn thấy con dằn vặt bản thân, đầu tiên bạn cần nhìn ra cảm xúc của con trai và giúp con hiểu chúng. Điều quan trọng là bạn cần đồng cảm, bình tĩnh, lắng nghe và thấu hiểu nhưng không được đáp lại con bằng thái độ cách buồn bã hay tức giận.

Điều này giúp con hiểu và học cách kìm nén cảm xúc vì thế con sẽ không vượt ra ngoài tầm kiểm soát bản thân.

Nhẹ nhàng thách thức tính cầu toàn

Khi con đã bình tĩnh lại một chút, rất tốt nếu để con nói về những gì đang xảy ra trong tâm trí và cảm xúc hiện tại của con. Ví dụ, nếu con nói mình thật ngu ngốc, bạn có thể hỏi "Điều gì khiến con nghĩ như thế?" Điều quan trọng là hỏi câu hỏi này một cách bình tĩnh với giọng tò mò. Sau khi con trả lời, bạn nhẹ nhàng thách thức những ý tưởng cầu toàn của con. Ví dụ nếu con nói mọi người nghĩ mình là đứa ngu ngốc, bạn có thể hỏi "Có phải mọi người thực sự nghĩ như vậy không?"

Giúp con hiểu về sự cầu toàn

Tốt nhất bạn nên ngồi xuống và giải thích cho con cầu toàn là một cái gì đó "bên ngoài" vì thế con có thể học cách tự thách thức nó. Ví dụ, bạn có thể nói: Một số người lớn và trẻ em nghĩ rằng họ phải làm những điều thật hoàn hảo, giống như có một giọng nói nhỏ vang lên trong đầu rằng bạn thật ngu ngốc nếu nó không hoàn hảo. Giọng nói này có thể khiến con rất khó chịu khi mọi thứ không hoàn hảo. Nhưng tất nhiên đó chỉ là một giọng nói rất nhỏ mà con không cần phải lắng nghe. Điều này đã từng xảy ra với con chưa?

Mục đích là giúp con đưa sự cầu toàn của mình ra ngoài và không để cho nó thống trị tâm trí con.

Khen ngợi những phẩm chất tích cực của con

Tránh ca ngợi quá sự thành công điều này có thể làm tăng thêm sự cầu toàn của con và thay vào đó bạn nên khen ngợi những nỗ lực và những gì con đã làm đúng, bất kể kết quả thế nào. Ví dụ, bạn có thể nói, "Con đã nỗ lực rất nhiều, tốt lắm," hoặc "Con đã dành rất nhiều thời gian vào công việc đó, đó là sự kiên trì tuyệt vời."

Cũng rất quan trọng khi bạn khen ngợi con bất cứ lúc nào bạn thấy con quản lý được sự cầu toàn của mình, ví dụ như “Con đã giữ được bình tĩnh, thật tuyệt vời".

Làm gương cho con khi biết tự chấp nhận

Bạn nên chia sẻ sự thất vọng của mình về một việc nào đó để con trai có thể hiểu và học tập khả năng tự chấp nhận của bạn. Nếu bạn biết cách quản lý tốt cảm xúc của mình, con trai bạn sẽ học hỏi được nhiều từ bạn. Ví dụ, bạn gặp khó khăn và có chút bực bội, đừng ngần ngại hãy chia sẻ cảm xúc với con: "Mẹ có một chút thất vọng vì nó đã không đi đúng hướng. . . nhưng mẹ hy vọng nó sẽ tốt hơn trong thời gian tới. "

Cuối cùng, điều quan trọng là bạn hãy nhớ rằng có rất nhiều mặt tích cực của sự cầu toàn đến tính cách của con như năng lượng và sự chú ý đến từng chi tiết. Mục tiêu của bạn là khuyến khích những suy nghĩ tích cực, lòng từ bi và khả năng tự chấp nhận để giảm tính cầu toàn thái quá của con. 

Hương Trà (Theo Irishtimes)

Nguồn: Gia đình Việt Nam