Dòng sự kiện:

Mẹ đã biết cách giúp con hết hôi miệng?

17:14 11/07/2015
Hôi miệng là hiện tượng chất nhầy tiết ra đọng lại trên lưỡi khi phân hủy gây ra mùi khó chịu. Trẻ không tự ý thức được nên người lớn phải giúp đỡ trẻ khắc phục vấn đề này.

 

 

 

Nguyên nhân gây hôi miệng

Có nhiều nguyên nhân gây nên hôi miệng ở trẻ nhưng 70% trường hợp là do răng miệng.

Trẻ em từ khoảng 2 tuổi trở đi số răng đã mọc đủ, nước bọt đã nhiều, trẻ đã tập ăn cơm, cá thịt hay những thứ rau mềm. Sau khi trẻ ăn, nếu không làm vệ sinh răng miệng những thức ăn này sẽ còn giắt lại ở răng của trẻ cũng có thể gây mùi hôi. Những vi khuẩn bình thường sống trong miệng và sẽ tương tác với thức ăn thừa mắc lại ở giữa các kẽ răng, ở lợi, trên lưỡi hay bề mặt amiđan ở dưới họng.

Vệ sinh răng miệng kém: Bé chưa biết cách hoặc lười vệ sinh răng miệng khiến cặn thức ăn thừa đọng lại tại các khe răng, lâu ngày sinh ra mùi và làm hại chân răng.

Bé bị ngạt mũi, phải thở bằng miệng khiến vi khuẩn trong miệng tăng trưởng mạnh dẫn đến hôi miệng.

Trẻ bị mắc dị vật trong mũi cũng  khiến hơi thở bé có mùi.

Bé đang bị viêm xoang, viêm amidan.

Thực phẩm nhiều chất béo hay có nhiều tỏi, hành cũng gây mùi hôi.

Cách trị hôi miệng cho bé

Để bé yêu của mình có một hơi thở thơm mát thì bạn cần vệ sinh răng miệng cho con của mình một cách thật kỹ càng trước những bữa ăn để những mẩu thức ăn thừa không bám dính vào răng miệng. Những biện pháp này tuy đơn giản nhưng có tác dụng ngăn ngừa hôi miệng.

Vi khuẩn phát sinh từ khoang miệng của bé khiến nócó mùi hôi vì thế nếu bé có thói quen ngậm vú giả hay đồ chơi thì bạn nên tập dầncho bé bỏ tính này vì điều này sẽ giúp phát sinh vi khuẩn gây mùi nhiều hơn. Nếu bé vẫn chưa tới tuổi bỏ được vú giả thì bạn cần khử trùng những vật đó kỹ hơn.

Đôi khi hơi thở của em bé xấu là do trào ngược dạ dày thực quản. Trường hợp này, bạn cần đưa bé đi khám bởi một bác sĩ chuyên môn.

Đường trong chế độ ăn của bé tuổi chập chững cũng có thể gây hôi miệng vì nó cung cấp “nguyên liệu” cho vi khuẩn phát triển. Đồ uống có đường, bánh trứng, kẹo… đều là thực phẩm chứa đường và ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của bé. Nếu bé duy trì chế độ ăn lành mạnh, ít đường và chất béo thì hơi thở sẽ được khắc phục.

Nghiền mịn hạt mướp đắng, hòa với mật rồi vo thành viên, cho bé ngậm vào mỗi sáng.

Thái nhỏ 100g lá trầu không, sắc với 200ml  nước đến khi đặc, dung nước này súc miệng cho bé, ngày 3-4 lần. Phương pháp này cũng rất hiệu quả trong việc điều trị chứng viêm chân răng có mủ ở trẻ.

Mùi tàu 1 nắm, sắc lấy nước đặc, thêm vào vài hạt muối làm nước súc miệng cho bé. Làm nhiều lần trong ngày, liên tục trong 5-6 ngày.

Nếu tình trạng hôi miệng ở trẻ trong thời gian dài, đã sử dụng những biện pháp trên mà không hết, thì cần phải đến gặp ngay bác sĩ, vì có thể do trẻ bị viêm xoang.

Đức An (Tổng hợp)/ĐSPL