Dòng sự kiện:

Mẹ kể con nghe: 2 sự tích Việt Nam xúc động nhiều ý nghĩa

14:53 02/12/2016
3 sự tích Việt Nam sau đây chứa đựng nhiều ý nghĩa mẹ nên kể cho bé nghe mỗi tối.

Sự tích trầu cau

Ngày xưa có một gia đình nọ có hai cậu con trai sinh đôi là Tân và Lang giống nhau như hai giọt nước vậy. Cha mẹ mất sớm, hai anh em ở với nhau, sớm tối chăm sóc cho nhau nên tình cảm vô cùng thắm thiết. Khi lớn lên, hai anh em cùng theo học một thầy đồ trong làng. Gia đình thầy đồ có cô con gái tính tình hiền lành đảm đang, lại rất mến môn người anh là Cao Tân nên hai người đã sớm nên duyên vợ chồng.

Nhưng khi Cao Tân lấy vợ thì rắc rối thực sự nảy sinh. Vì hai anh em giống nhau như hai giọt nước nên cô vợ thỉnh thoảng lại nhận lầm chồng mình. Trước những khó khăn đó, Cao Lang quyết chí ra đi để anh chị được êm ấm, hạnh phúc, tránh điều tiếng không hay. Chàng đi mãi, đi mãi tới một con sông rất rộng, không đi tiếp được nữa, chàng gục xuống bên bờ sông khóc nức nở suốt mấy ngày, đến nỗi chỉ còn là một cái xác không hồn rồi hóa thành một tảng đá.

Khi Cao Lang đi, Cao Tân trong lòng hối hận, quyết chí ra đi tìm em để xin lỗi. Chàng cũng đi mấy ngày đêm liền nhưng không thấy em ở đâu. Khi tới con sông, chàng bàng hoàng khi thấy một tảng đá giống hệt em mình. Chàng ôm tảng đá đó khóc mãi, cho tới khi kiệt sức và biến thành một cây cao vút lên, bóng che rợp phiến đá. Cô vợ ở nhà thương chồng đi mấy ngày không về, cũng bỏ nhà cửa đi tìm chồng.

Tới bến sông, cô không còn sức để đi nữa, dựa vào thân cây nghỉ ngơi thì nghe tiếng rì rào như chồng cô nói vậy. Cô quyết chí ở lại đó chờ chồng, mưa nắng khiến cô kiệt quệ rồi sau hóa thành một cây thân leo cứ vậy leo bám lên cây cao kia.

Người đời sau gọi cây cao vút đó là cây cau, cây thân leo là cây trầu không còn tảng đá đó là đá vôi. Khi ăn cùng 3 thức đó sẽ thấy vị cay nồng, bã màu đỏ như máu. Đám cưới ngày nay cũng bắt buộc có đủ cau trầu và vôi như thể hiện mối tình bền chặt, thắm tươi.

Sự tích chim Cuốc

Ngày xưa có đôi bạn chí thân là Quắc và Nhân, cả hai đều là con nhà học trò nghèo, lại mồ côi cha mẹ từ nhỏ nên luôn giúp đỡ, chăm sóc cho nhau nên càng trở nên gắn bó sâu sắc hơn. Quắc học hành nhiều hơn bạn nên ở lại quê làm thầy đồ dạy trẻ, còn Nhân thì rời bỏ quê hương đi khắp nơi kiếm sống. Số phận đưa đẩy nên Nhân may mắn được lòng một phú ông nên đã được gả con gái cho, từ đó anh nghiễm nhiên trở thành một phú ông có cơ nghiệp khá trong vùng.

Nhớ tới người bạn chí thân, Nhân đã đón bạn về ở chung, hai người cùng ăn, cùng ngủ, đối đãi hơn anh em ruột trong nhà. Nhưng vợ Nhận không hào phóng như vậy, thấy có kẻ ăn ở không trong nhà mình nên chị ta luôn cảm thấy không vui, nhiều lần nói với chồng nhưng Nhân không những không ý kiến lạ còn giảng giải tình nghĩa hai người nên chẳng làm được gì. Quắc biết chuyện như vậy, nhiều lần xin cáo biệt nhưng Nhân cứ nhất quyết giữ lại khiến anh không sao đi được.

Một lần sau khi nghe vợ Nhân nói ý nặng nề với mình, Quắc đã quyết tâm âm thầm ra đi. Khi tờ mờ sáng, anh lặng lẽ ra khỏi nhà, sợ bản đuổi theo, anh quẳng áo lên cây giả bị thú rừng tấn công rồi sang làng khác, trở lại nghề dạy trẻ. Nhân thấy bạn giận bỏ đi thì vội vàng đi tìm, chàng đi mãi vào tận rừng sâu, miệng không ngừng gọi “ Quắc, Quắc ơi”.

Tới khi không còn sức lực nữa, chàng vẫn cố gọi bạn, rồi khi chết anh hóa thành chim Quốc, miệng cứ kêu Quắc, Quắc. Chị vợ thấy chồng đi mấy ngày không trở về trong lòng cảm thấy rất hối hận, bèn bỏ lại cửa nhà đi tìm chồng. Khi vào rừng, chị ta cứ nghe văng vẳng tiếng Quắc, Quắc, nghĩ là chồng nên chị cứ mải miết đuổi theo rồi lạc trong rừng sâu không ra được, chết bên một gốc cây.

Sưu tầm

Nguồn: Gia đình Việt Nam