Dòng sự kiện:

Mẹ nên làm gì khi biết con có tài năng?

20:00 25/01/2016
Một ranh giới vô hình tồn tại rất mong manh giữa việc hỗ trợ và thúc ép tài năng của con. Rất nhiều cha mẹ băn khoăn không biết phải làm thế nào để cân bằng hai điều đó.

 

 

Làm theo mong muốn của con

Những bé có tài năng thì thường niềm đam mê của các bé thể hiện rõ ràng từ khi còn nhỏ. Mặc dù có thể nó được ảnh hưởng ban đầu từ cha mẹ thông qua các bài học âm nhạc hay khi tham gia vào một hoạt động nào đó, nhưng rồi nó nhanh chóng chuyển thành niềm đam mê của các bé.

Cha mẹ công nhận tài năng của con mình và ngày càng ủng hộ, nhưng họ cũng khuyến khích các sở thích khác của con. Những bậc cha mẹ thấy rằng để cho con nắm quyền sở hữu tài năng và rèn luyện tài năng của chính mình có thể giúp các bé không bị kiệt sức.

Làm thế nào để cha mẹ có thể hiểu rõ sự khác biệt giữa việc hỗ trợ và thúc ép các bé?

Việc cha mẹ cần làm là giúp con tạo lập mục tiêu rèn luyện. Ví dụ như một giải đấu thể thao, một buổi biểu diễn sắp tới của bé hoặc một khoảng thời gian nào đó, bởi đối với trẻ nhỏ, mục tiêu ngắn hạn dễ dàng hơn để nắm bắt. Sau đó, một khi mục tiêu được thiết lập, vai trò của cha mẹ chuyển sang giúp các bé thực hiện những mục tiêu đó. Khi con lớn hơn, để con kiểm soát điều đó nhiều hơn. Bạn nên lùi lại phía sau và để cho con tự đưa ra quyết định.

Hãy làm những điều giúp ích cho bé

Khi thời gian đào tạo và tập luyện tăng lên, cha mẹ của những đứa trẻ tài năng thường đau đầu để cân bằng giữa thời gian ở nhà và ở trường học với lịch trình của con.

Thật khó để cân bằng giữa thời gian học và tập luyện và khó khăn hơn khi các bé không có thời gian bên gia đình. Cha mẹ thường phải nhờ đến sự giúp đỡ của nhà trường để cân đối việc học với việc tập luyện của các bé.

Nhưng, một lợi ích nhiều phụ huynh đã đề cập là họ đều dành thêm thời gian với con cái từ việc lái xe chở con đi học, đến tham gia các hoạt động và các sự kiện. Họ cần có nhiều thời gian kết nối với con hơn.

Để ý những điều bất thường

Có rất nhiều điều đáng tự hào khi nuôi một đứa bé đạt được thành tích cao, nhưng đó cũng là nhược điểm. Cầu toàn, lo lắng và ít tự tin thường đi kèm với tài năng đặc biệt. Những phẩm chất đó góp phần rất lớn vào việc tạo ra thành công, nhưng có thể khiến bé dễ rơi vào cảm giác căng thẳng, lo lắng và trầm cảm. Đây là một vấn đề phổ biến trong các gia đình của các vận động viên ưu tú và đạt nhiều thành tích cao. Nhiều người cầu toàn và có một thời gian khó khăn để có thể quản lý cảm xúc khi mọi thứ không theo ý muốn vì họ luôn hy vọng hay mong đợi.

Ngay cả khi bạn đang ở thời kỳ đỉnh cao của mình, bạn cũng có thể bị đánh bại. Các bé cần biết những thất bại và thành công không ảnh hưởng đến sự hỗ trợ hay sự đồng ý của cha mẹ. Những phụ huynh quát tháo khi con mình bỏ lỡ một trận đấu lớn hay im lặng trên xe về nhà sau khi nghe tin con bị thua thì với họ kết quả quan trọng hơn con mình.

Thay vào đó, nếu bạn muốn con mình hạnh phúc khi thực hiện một cú nhảy ở một độ cao, thì bạn phải trở thành fan hâm mộ số một của con mình và yêu con vô điều kiện, bất kể kết quả thế nào.

Một lưu ý nữa dành cho các bậc cha mẹ đó là ước mơ lớn của một đứa trẻ có thể ảnh hưởng đến những đứa trẻ khác trong gia đình. Lịch trình của con thường được quyết định bởi lịch tập luyện và các sự kiện của anh chị em và tài năng có thể bị mất đi. Cha mẹ cần nhận ra niềm đam mê của mỗi đứa trẻ và công nhận tài năng của các con quý giá như nhau. 

Hương Trà (Theo Washingtonpost)

Nguồn: Gia đình Việt Nam