Dòng sự kiện:

Mẹ Tây dạy con tư duy phản biện qua truyện cổ tích

19:05 19/08/2015
Truyện cổ tích không những giúp bé phát triển trí tưởng tượng mà còn đưa ra nhiều định kiến. Qua đó, bố mẹ hãy tìm cách để khuyến khích tư duy phản biện của bé.

Tin liên quan

  • Phát triển tư duy ngôn ngữ tại Học viện ngôn ngữ CleverKids
  • Nên cho con ăn gì để phát triển não bộ toàn diện?
  • Đảm bảo giấc ngủ bình yên của bé để thúc đẩy phát triển não bộ
  • Phương pháp giúp trẻ tự tin giao tiếp và tư duy nhanh
 

Thế nào là tư duy phản biện?

Bất cứ ai cũng biết suy nghĩ. Chúng ta suy nghĩ về con người, về mọi thứ xung, về mọi nơi, về bất cứ thứ gì chúng ta nhìn và nghe thấy. Nhưng phần lớn những suy nghĩ của chúng ta giống như những con thú hoang dại: không hợp lý, thiếu logic, và thành kiến. Những suy nghĩ méo mó như vậy sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của chúng ta, sẽ khiến chúng ta thường xuyên đưa ra những quyết định và lựa chọn sai lầm.

Các chuyên gia cho biết bạn nên bắt đầu dạy trẻ tư duy phản biện ngay từ khi còn nhỏ.

Theo Cộng đồng Tư duy Phản biện, tư duy phản biện – hay tư duy phân tích- là một quá trình tư duy biện chứng gồm phân tích và đánh giá một thông tin đã có theo các cách nhìn khác cho vấn đề đã đặt ra nhằm làm sáng tỏ và khẳng định lại tính chính xác của vấn đề. Nếu bố mẹ muốn con mình trở thành một người giải quyết vấn đề xuất sắc, một người lý trí và có nhiều sáng kiến, bạn cần phải giúp con phát triển tư duy phản biện.

Các chuyên gia cho biết bạn nên bắt đầu dạy trẻ tư duy phản biện ngay từ khi còn nhỏ. Trong một cuộc phỏng vấn với tờ Guardian, Richard Dawkins – nguyên giáo sư ĐH Oxford cho biết những câu chuyện cổ tích có tác dụng lớn trong việc rèn luyện tư duy phản biện của trẻ.

Truyện cổ tích Hansel và Gretel: tư duy giới tính sai lệch


Truyện cổ tích Hansel và Gretel là một ví dụ tuyệt vời cho các mẹ áp dụng với bé.

Các câu chuyện cổ tích tốt được ví như những mỏ vàng về ngôn ngữ cho trẻ em. Truyện cổ tích không những giúp bé phát triển trí tưởng tượng mà còn đưa ra nhiều định kiến. Hầu như các câu chuyện cổ tích đều có những vấn đề gây canh cãi. Vì vậy, đó chính là nhưng cơ hội hiếm có cho các bậc cha mẹ hỏi con bạn: “Tại sao không?” nhằm khuyến khích tư duy phản biện của con.

Ở câu chuyện cổ tích Hansel và Gretel, cậu bé Hansel và em gái Gretel bị bà mẹ kế bỏ rơi trong rừng tới 2 lần. Hai anh em tìm được đường về nhà trong lần đầu tiên. Nhưng đến lần thứ hai, bọn trẻ bị lạc, rồi bị một mụ phù thủy lừa để ăn thịt. Cuối cùng thì hai anh em cũng tự cứu được mình bằng cách đánh lừa phù thủy.

Nếu đọc truyện, bạn sẽ nhận thấy cô em Gretel luôn khóc mỗi lần hai anh em bị mẹ kế bỏ rơi, rồi cậu bé Hansel luôn nói: “Đừng lo lắng, em gái. Anh sẽ chăm sóc em”.

Vấn đề bạn có thể đặt ra ở đây là gì?  Chỉ có cô bé khóc, giống như cô bé cần sự bảo vệ của cậu bé. Đây hoàn toàn là định kiến giới tính.

Vậy chúng ta phải làm rõ vấn đề này như thế nào với con?

Hãy nói chuyện để giúp bé hiểu rõ về “định kiến”

Bố mẹ có thể nâng cao tư duy phản biện của bé bằng cách hỏi: Tại sao không?

Đây là cuộc trò chuyện thú vị giữa tôi và con trai 5 tuổi về câu chuyện Hansel và Gretel một vài ngày trước.  Cuộc trò chuyện đại loại như thế này:

Tôi: Con nghĩ tại sao chỉ có Gretel khóc, còn Hansel thì không?

Con: Bởi vì con trai không khóc.

Tôi: Ồ, tại sao không?

Con: Bởi vì con trai mạnh mẽ hơn con gái!

Tôi: Thế con trai thì không buồn, sợ hãi hay vui vẻ ư?

Con: Chỉ đôi khi thôi ạ.

Tôi: Con trai có cười khi vui vẻ không?

Con: Có ạ.

Tôi: Vậy nếu con trai buồn hay sợ hãi, tại sao lại không thể khóc?

Con: (im lặng – suy nghĩ)

Tôi: Nếu con gái buồn hay sợ hãi, họ còn làm gì nữa ngoài việc khóc?

Con: Họ cũng hét lên nữa. Hazel và Jazreal lúc nào cũng hét lên. Thật ra, Raphael thỉnh thoảng cũng khóc… vào cái lần thầy Michelle mắng bạn ấy vì không ăn hết cháo.

Tôi: Đúng rồi… vậy mỗi người đều có cách thể hiện cảm xúc khác nhau phải không? Không quan trọng là con trai hay con gái chứ?

Con: Không quan trọng… Hansel có thể khóc nếu cậu ấy muốn.

Vậy là con trai tôi đã nhận ra lúc đầu mình đã định kiến giới tính như thế nào. Và tôi đã giúp thằng bé chỉ bằng cách hỏi “tại sao không?”.

Cũng với câu chuyện này, bạn có thể chọn ra nhiều thành kiến khác. Ví dụ như gợi ý cho con suy nghĩ về bà mẹ kế độc ác và hỏi tại sao ông bố không bảo vệ bọn trẻ. Hãy hỏi tại sao để con làm rõ những định kiến vốn có của mình.

Thử đặt giả thuyết “nếu thì” cho kết truyện

Tất cả bọn trẻ đều hiểu về “hậu quả”. Chúng biết rằng bố mẹ sẽ nhốt chúng trong phòng khi chúng tỏ ra không vâng lời, hay chúng sẽ bị cắt thời gian xem tivi nếu không cất đồ chơi.

Tuy nhiên, hậu quả trong cuộc sống thực không phải lúc nào cũng trắng đen rõ ràng. Nó không bao giờ đơn giản như vậy. Khi trẻ nhận ra điều này càng sớm thì chất lượng sống và chất lượng tư duy của trẻ càng tốt. Vì vậy, hãy hỏi “nếu… thì chuyện gì xảy ra?”. Chúng ta có thể thử với truyện Nàng Bạch Tuyết và 7 chú lùn.

Vấn đề mà chúng ta có thể đưa ra là việc người thợ săn quyết định tha chết cho Bạch Tuyết.

Chúng ta có thể hỏi con những câu này:

- Con có nghĩ rằng người thợ săn đã làm đúng khi không vâng lời Hoàng hậu không?

- Chuyện gì sẽ xảy ra nếu anh ta vâng lời Hoàng hậu?

Một vấn đề khác nữa mà bạn có thể nêu ra là: việc 7 chú lùn dặn Bạch Tuyết không được mở cửa cho người lạ nhưng nàng đã không nghe lời – tới 3 lần – và lần nào nàng cũng suýt bị Hoàng hậu giết chết.

Bạn có thể hỏi con:

- Con nghĩ chuyện gì sẽ xảy ra nếu Bạch Tuyết nghe lời 7 chú lùn không mở cửa cho người lạ?

- Con nghĩ Hoàng hậu sẽ làm gì sau đó? Tại sao?

Những câu hỏi như vậy sẽ giúp bé rèn luyện tư duy, nâng cao khả năng phản biện và có thể tìm được những biện pháp thay thế. Một khi trẻ mở rộng tư duy, có thể bé cũng sẽ mở rộng cả trái tim.

Ngọc Diệp (Theo Asianparent)

Nguồn: Người đưa tin

Xem thêm video: 

[mecloud]R7GXMBVA1C[/mecloud]