Dòng sự kiện:

Mối nguy hiểm khi trẻ ngã đập đầu xuống đất và cách xử lý đúng nhất

Theo Sina/Phununews
13:51 21/07/2018
Mẹ đừng chủ quan nếu thấy con bị ngã đập đầu bởi bé có nguy cơ bị chấn thương sọ não rất nguy hiểm.

Ảnh minh họa

Việc nô đùa chạy nhảy khiến trẻ càng thích thú cười lớn song không thể tránh khỏi những va đập chấn thương cho dù người lớn có cẩn thận để mắt tới bé như thế nào.

Bác sĩ Zhou Yidong làm việc tại khoa Phẫu thuật thần kinh, Bệnh viện Nhi thuộc Đại học Y khoa Trùng Khánh chia sẻ: “Do tỷ lệ cơ thể của trẻ chưa cân đối, phần đầu lớn sẽ khiến bé dễ bị ngã vì mất cân bằng. Nếu trẻ đang tập bò mẹ nên để mắt nhiều hơn, che chắn để bé không tùy tiện bò và bị ngã”.

Ở độ tuổi tập đi, bé dễ bị va chạm hơn nên mẹ hãy lựa chọn khoảng không gian thích hợp cho bé, tránh đồ vật sắc nhọn dễ làm tổn thương trẻ. Tuyệt đối không để sàn nhà ướt trơn trượt dễ gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ, ngoài ra các ổ điện cũng nên để xa tầm tay bé.

Không tung hứng hoặc rung lắc bé quá nhiều bởi điều này đe dọa tới sức khỏe, bé có nguy cơ gặp chấn thương thậm chí tử vong.

Xử lý thế nào khi trẻ bị ngã đập đầu xuống đất

Ảnh minh họa

Việc làm trước tiên khi trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu là dỗ trẻ nín khóc sau khi ngã (nếu trẻ có khóc) và sau đó ba mẹ nên kiểm tra vết thương của con xem ở vị trí nào, có chảy máu hay không, tình trạng vết thương ra sao,...

Nếu vết thương trẻ chảy máu thì ba mẹ nên tiến hành vệ sinh vết thương bằng nước muối sinh lý rồi băng bó cầm máu cho trẻ. Nếu trẻ sơ sinh bị ngã đập đầu có vết thương lớn máu chảy nhiều ba mẹ nên dùng khăn sạch, băng gạc sạch đè vào vết thương của trẻ và đưa trẻ đến bệnh viện ngay.

Trường hợp vết thương khi trẻ sơ sinh ngã đập đầu không chảy máu mà sưng to có vết bầm thì ba mẹ tiến hành lau sạch vết thương bằng nước muối sinh lý và chườm đá lạnh lên vết thương.

Mẹ dùng đá bọc bên ngoài là khăn sạch sau đó chườm lên vết thương bị sưng từ 10-15 phút và cách 1 tiếng ba mẹ chườm lại cho đến khi vết thương xẹp dần.

Những trường hợp nguy cấp nào nên đưa bé tới bệnh viện

Trường hợp 1: Trẻ bị ngã, có nôn mửa nhưng do quá sợ hãi, tinh thần thoải mái… Ở mức độ này mẹ không cần lo lắng quá nhiều vì không có tổn hại tới sức khỏe của trẻ.

Trường hợp 2: Trẻ hay cáu giận, ăn vạ, khóc lóc nhiều hơn, bỏ ăn, thường xuyên kêu đau đầu, nôn mửa…mẹ nên đưa bé tới bệnh viện ngay.

Trường hợp 3: Trẻ phản xạ chậm, mất tập trung, nói lắp, nôn mửa…do chấn thương sọ não. Mức độ này vô cùng nghiêm trọng mẹ hãy đưa bé tới gặp bác sĩ để có hướng điều trị kịp thời.

Nguồn: Gia đình Việt Nam