Dòng sự kiện:

Nghiên cứu mới nhất: Phát hiện sự "xảo quyệt" của tế bào ung thư

Theo Khám phá
13:52 17/07/2017
Nhờ phát hiện này, các nhà khoa học và các bác sĩ sẽ có phương pháp hiệu quả hơn trong việc chữa trị ung thư.

Các nhà khoa học vừa khám phá ra một số loại ung thư khá xảo quyệt khi biết cách tăng thời gian sống cho mình, qua việc đánh lừa những tế bào lành tính trong khối u trở thành một loại virus giả, từ đó rộng đường phát triển cho chúng.

Vấn đề này gây khó khăn cho các nhà khoa học trong suốt nhiều năm, nhưng trong nghiên cứu mới nhất có thể giải thích chính xác những gì đang xảy ra trong các tê sbào này, cho phép các nhà khoa học tạo ra những công cụ chẩn đoán mới và điều trị triệt để những loại ung thư hiếu chiến nhất.

Tế bào ung thư biết cách khống chế tế bào lành tính để tạo virus giả. Ảnh: Thinkstock Images.

Nhóm các nhà nghiên cứu khoa học thuộc Đại học Pennsylvania đã khám phá ra cơ chế hóa sinh của một loại ung thư cực kỳ khôn ngoan, chúng sử dụng những tế bào lành tính để tạo ra một loại virus giả, khiến bác sĩ không phát hiện ra được chúng hoặc mải xóa bỏ loài virus giả kia.

Cụ thể, những tế bào ung thư tinh ranh này tạo ra sự kích thích gen ở mức độ cao, một việc thường xảy ra khi có sự xuất hiện của virus. Trưởng nhóm nghiên cứu là Andy J. Minn cho biết: “Sau một thời gian giải đáp thắc mắc hóc búa này, tôi đã biết được không có virus nào ở các khối u này. Chúng tôi đã mất quá nhiều thời gian để nghiên cứu và phòng chống virus ở khối u".

Interferon là protein được tạo ra bởi các tế bào có vai trò làm mầm ủ cho các virus bệnh, chúng hoạt động như một nguồn báo tín hiệu để hệ miễn dịch bắt đầu hoạt động và phòng chống.

Trước đây các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng họ có thể đưa các tế bào ung thư tiếp xúc với các tế bào lành bệnh nhằm giúp khống chế được những tế bào nguy hiểm.

Nhưng trong nghiên cứu này, các nhà khoa học nhận thấy rằng quá trình này sản sinh ra một chất lỏng được gọi là exosome, chứa một loại phân tử RNA thường được bảo vệ bên trong tế bào và được gọi là RN7SL1.

Khi RN7SL1 tiếp xúc với exosome, các tế bào ung thư sẽ nhận được tín hiệu rằng có virus xuất hiện, từ đó chúng sẽ báo về hệ miễn dịch nên các bác sĩ sẽ nhận được tín hiệu về sự kích thích gen ở mức độ cao, gây hiểu lầm là có virus tấn công.

“Để giải đáp thắc mắc, chúng tôi lấy mẫu máu của bệnh nhân và tìm thấy sự có mặt của RN7SL1 trong exosome, từ đó chúng tôi biết ngay rằng tế bào ung thư quái ác đang lợi dụng điều này để phát tín hiệu virus giả", Minn cho biết thêm.

Nhờ phát hiện này, các nhà khoa học và các bác sĩ sẽ có phương pháp hiệu quả hơn trong việc chữa trị ung thư, thay vì sử dụng hóa trị liên quan đến tamoxifen và trastuzumab khó có thể tiến hành về thời gian lâu dài.

Nguồn Gia đình Việt Nam