Dòng sự kiện:

Nguy hiểm bệnh lồng ruột ở trẻ cha mẹ có biết

18:27 21/07/2015
Lồng ruột là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ.ồng ruột diễn ra rất bất ngờ. Từ trẻ đang khỏe mạnh, đột ngột bị căn bệnh này cha mẹ cần chú ý.

Lồng ruột là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ dưới 1 tuổi. Nguồn gốc của bệnh là khi một khúc ruột bên trên di chuyển và chui vào khúc ruột bên dưới (hoặc ngược lại) làm tắc sự lưu thông của ruột. Bệnh dễ xảy ra ở trẻ nhỏ do kích thước của ruột non và ruột già quá chênh lệnh nhau. Dù bệnh này gặp nhiều ở trẻ nhỏ nhưng các bậc cha mẹ cũng không nên chủ quan với những trẻ lớn hơn, bệnh lồng ruột vẫn gặp ở một số trẻ từ 2 – 3 tuổi. Lồng ruột diễn ra rất bất ngờ. Từ trẻ đang khỏe mạnh, đột ngột bị căn bệnh này.


Lồng ruột xuất phát từ đâu?

Có rát nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh lồng ruột như: trẻ bị tung hứng, trẻ vui đùa quá mức, bé bị u máu trong long ruột, trẻ bị nhiễm khuẩn đường ruột.l Đặc biệt khi trẻ bị tiêu chảy do virut và vi khuẩn sẽ làm sự co thắt trong hoạt động của ruột tăng có thể dẫn đến bị lồng ruột.

Bệnh lồng ruột nếu không điều trị kịp thời, khối lồng sẽ bị hoại tử đưa đến thủng ruột, xì dịch và phân vào trong ổ bụng, dẫn đến biến chứng nhiễm trùng nặng và có thể tử vong. 82% số ca bệnh lồng ruột xảy ra ở trẻ dưới một tuổi do đây là thời kỳ trẻ bước vào giai đoạn ăn dặm nên ruột phải co bóp nhiều.


Khi nào cha mẹ biết bé mắc lồng ruột?

Có những lúc bé đang chơi đùa khoẻ mạnh, bất chợt thấy bé khóc thét thì phải xem chừng. Thông thường mỗi cơn đau cách nhau vài ba phút, khi đó bụng của bé đang đau quặn, tiếp theo bé sẽ nôn mửa, da tím dần. Nếu thời gian bị lồng ruột kéo dài trẻ có thể nôn ra dịch mật. Với những trẻ còn bú mẹ sẽ bỏ bú, sau đó vẫn có thể ăn lại nhưng sẽ có dấu hiệu buồn nôn. Khoảng 5giờ – 6 giờ sau thấy đi tiêu ra máu.

"Tháo gỡ" lồng ruột bằng biện pháp nào?

Bệnh lồng ruột điều trị khá đơn giản là bơm hơi qua ngã hậu môn để tháo lồng. Đa phần các trường hợp đều tự tháo dưới áp lực bơm hơi. Thời gian để trẻ đau càng dài, hai đoạn ruột lồng càng chui sâu vào nhau, làm cho đoạn ruột bị lồng sưng nề, các mạch máu nuôi ruột bị nghẽn, khiến ruột bị tắc, gây nhiễm trùng huyết, hoại tử ruột, thủng ruột... Cứ 10 trẻ mắc lồng ruột thì 8 trẻ bị hoại tử ruột sau 72 giờ.

[mecloud]cXfHfmRqGH[/mecloud]

Cách phòng tránh bệnh lồng ruột ở trẻ.

Để tránh bệnh lồng ruột ở trẻ, bác sĩ Thiệu khuyên cha mẹ nên giữ vệ sinh ăn uống cho trẻ, tránh để trẻ bị tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa. Khi trẻ mới ăn dặm, chỉ nên cho trẻ ăn lỏng, ăn theo chế độ tăng dần từ lượng đến độ sánh đặc. Không cho trẻ ăn thức ăn khó tiêu như chế độ ăn quá nhiều  đạm.

 

NHƯ Ý (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin