Dòng sự kiện:

Nguyên nhân và cách điều trị cảm lạnh ở trẻ khi giao mùa

21:00 21/09/2016
Khi bị cảm lạnh, trẻ sẽ khó chịu, quấy khóc, chán ăn, thậm chí là bỏ ăn. Để giảm thiểu cảm giác khó chịu cho bé các mẹ cần chăm sóc đúng cách và kịp thời.

Theo thống kê một năm trẻ em có thể mắc từ 6 đến 8 lần cảm lạnh và thường xảy ra khi thời tiết thay đổi đột ngột, giao mùa hay khi trời trở lạnh. Vì thế khi thấy trẻ có triệu chứng của cảm lạnh, cha mẹ cần nhanh chóng trị dứt điểm ngay từ triệu chứng đầu tiên để bệnh không diễn biến phức tạp hơn.

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị cảm lạnh

- Nếu trẻ mắc bệnh về đường hô hấp như ho, sổ mũi, hắt hơi, đau họng, viêm họng...dễ tạo điều kiện cho virus phát sinh phát triển và tấn công vào cơ thể. Từ đó dễ dẫn đến cảm lạnh do hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện.

- Thời tiết thay đổi đột ngột, trời trở lạnh hay giao mùa là lúc các vi khuẩn, vi rút có điều kiện để phát triển và tấn công. Hơn nữa trẻ nhỏ sức đề kháng kém và khả năng miễn dịch còn yếu nên dễ mắc cảm lạnh.

Thời tiết thay đổi, trở lạnh đột ngột dễ khiến trẻ bị cảm lạnh

- Bé tiếp xúc với người bị cảm lạnh và không mây người đó hắt hơi, ho làm bắn vi rút cảm lạnh vào không khí, bé hít phải nên bị cảm lạnh.

- Người bị cảm lạnh ôm hôn bé và không may để vi rút xâm nhập trực tiếp vào cơ thể, khiến bé bị lây cảm lạnh.

Điều trị cảm lạnh cho trẻ đúng cách ngay tại nhà

Cảm lạnh ở trẻ thông thường sẽ tự biến mất sau vài ngày hoặc 1 tuần. Tuy nhiên cha mẹ có thể giảm bớt khó chịu cho bé bằng những việc làm thiết thực sau.

Cho bé được nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn. Thời gian bé nghỉ ngơi hãy đảm bảo không gian kín gió và không có khói thuốc hay mùi khó chịu. Khi bé ngủ nên sử dụng gối cao một chút cho bé dễ chịu.

Nếu bé bị cảm lạnh hãy cho bé ngủ nhiều hơn và dùng gối cao một chút để bé dễ thở khi ngủ 

Nếu trẻ đã ăn dặm hãy cho bé uống thêm nhiều nước lọc hoặc sữa hay nước trái cây để bổ sung nước, tránh tình trạng mất nước và giúp bé nhanh hạ sốt. Còn nếu trẻ sơ sinh hãy cố gắng cho bé bú thêm nhiều cữ nhỏ.

Nếu trẻ bị nghẹt mũi hay sử dụng máy phun sương để làm ẩm không khí. Ngoài ra dùng nước muối sinh lý nhỏ cung là cách giúp trẻ thông mũi, giảm cảm giác khó thở.

Sử dụng một số loại trà thảo dược như trà gừng, trà mật ong, nước tỏi...và uống khi còn ấm cũng là cách giảm thiểu tình trạng nghẹt mũi, ngứa rát cổ ở bé.

Nếu bé bị sốt cao có thể sử dụng par0acetamol hoặc ibuprofen để hạ sốt cho bé.

Tuyệt đối không tự ý mua thuốc cảm cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.

Giữ ấm cho bé, nhất là vùng cổ, ngực, gan bàn chân.

Vệ sinh sạch sẽ và đảm bảo bầu không khí trong lành, thông thoáng để bé cảm thấy dễ chịu, nhanh chóng đẩy lùi bệnh.

Nguyễn Nhàn

Nguồn: Gia đình Việt Nam