Dòng sự kiện:

Nhận biết những triệu chứng cảm lạnh ở trẻ khi giao mùa

16:25 22/09/2016
Theo thống kê, mỗi năm trẻ mắc từ 6 đến 10 lần cảm lạnh. Bệnh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của bé.

Cảm lạnh ở trẻ nếu không được phát hiện sớm, điều trị kịp thời dễ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì thế ngay khi phát hiện những triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh, cha mẹ cần chăm sóc đúng cách và trị dứt điểm triệu chứng đó, tránh để bệnh phát triển nặng hơn.

Những triệu chứng cảm lạnh ở trẻ khi giao mùa

Triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh chính là đau họng. Tình trạng này kéo dài từ 1 đến 2 ngày, sau đó tự biến mất. Tuy nhiên đau họng sẽ khiến trẻ kém ăn, chán bú và quấy khóc.

Sau khi đau họng không còn, trẻ sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng cảm lạnh tiếp theo. Tình trạng chảy nước mũi, hắt hơi và nghẹt mũi là biểu hiện dễ nhận biết. Tuy nhiên đây cũng là biểu hiện của nhiều bệnh khác nên mọi người rất dễ nhầm sang các bệnh khác.

Cảm lạnh ở trẻ kèm theo sốt, có thể là sốt nhẹ cũng có khi sốt cao. Tuy nhiên thông thường bệnh cảm lạnh ở trẻ thường là sốt nhẹ và sốt diễn ra từ từ.

Cảm lạnh ở trẻ kèm theo sốt, có thể là sốt nhẹ cũng có khi sốt cao

Cơ thể trẻ mệt mỏi, quấy khóc, chán ăn hoặc bỏ ăn.

Do cảm lạnh ở trẻ là một bệnh lý thuộc đường hô hấp nên trẻ sẽ bị ho khan. Khi trẻ bị ho cần điều trị ngay, tránh để biến chứng phức tạp và có thể khiến trẻ bị mất tiếng.

Điều trị cảm lạnh cho trẻ như thế nào?

Cảm lạnh thông thường ở trẻ sẽ tự hết trong vòng 1 đến 2 tuần. Hiện nay chưa có loại thuốc hay thảo dược nào có thể chữa khỏi ngay được cảm lạnh. Vì thế cha mẹ tuyệt đối không mua kháng sinh cho con uống vì có tới 90% nguyên nhân gây cảm lạnh ở bé là do vi rút. Do đó kháng sinh không có tác dụng với vi rút và không thể điều trị cảm lạnh cho bé.

Tuy nhiên cha mẹ cũng có thể thực hiện các biện pháp chăm sóc hợp lý để giảm thiểu các triệu chứng cảm lạnh và nhanh chóng đẩy lùi cảm lạnh cho trẻ. Dưới đây là một số cách hỗ trợ điều trị cảm lạnh ở trử và giúp trẻ bớt khó chịu.

- Súc miệng bằng nước muối hàng ngày cũng là cách tiêu diệt vi khuẩn, vi trùng và giúp cổ họng giảm viêm, giảm ho, bớt nghẹt mũi.

- Bổ sung thêm nhiều nước, đặc biệt các loại trà thảo dược nóng như trà gừng, trà chanh...có tác dụng chống mất nước, thông mũi, giảm nghẹt mũi.

- Bổ sung thực phẩm chứa nhiều vitamin C để tăng cường sức đề kháng và loại bỏ vi rút gây bệnh.

- Giữ ấm vùng cổ, ngực, gan bàn chân cho bé. Đồng thời giữ bé ở trong nhà kín gió.

Cho bé nghỉ ngơi thật nhiều giúp tăng sức đề kháng để bé nhanh đẩy lùi cảm lạnh

- Vệ sinh tay chân cho bé thường xuyên. Ngoài ra trước khi chăm sóc, chơi với bé cha mẹ hay bất cứ ai cũng cần rửa tay chân sạch sẽ bằng xà phòng chuyên dụng.

- Cho bé nghỉ ngơi và ngủ nhiều hơn.

- Nhỏ mũi bằng nước muối sinh lý và sử dụng dụng cụ hút mũi cho bé.

Nguyễn Nhàn

Nguồn: Gia đình Việt Nam