Dòng sự kiện:

Những "cấm kỵ" khi cho bé ăn rau

14:21 10/06/2015
Khi đến tuổi ăn dặm rau, củ, quả là một trong những thực phẩm không thể thiếu bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ. Các loại vitamin và chất xơ giàu năng lượng có trong các loại rau củ giúp đẩy nhanh quá trình trao đổi chất ở bé và cải thiện hệ tiêu hóa cho bé yêu. Tuy nhiên, do một số sai lầm của mẹ trong khi chế biến mà món rau vô tình bị mất đi các chất dinh dưỡng.

 

 

 

 

Dưới đây là một số lỗi mà mẹ cần phải tránh trong quá trình chế biến rau cho bé:

- Thời gian xào, nấu, luộc quá lâu

- Tích trữ nhiều rau xanh trong tủ lạnh

- Cắt, thái xong rau mới rửa

- Cho con ăn các loại củ thay cho rau lá

- Cho trẻ ăn quá nhiều rau

- Cho trẻ ăn nhiều loại rau củ sống

- Chế biến rau sau đó để qua ngày

- Rau nào cũng có thể được dùng để nấu soup

- Sử dụng quá nhiều cà rốt.

Rau, củ, quả là một trong những thực phẩm không thể thiếu bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ.

Rau, củ, quả là một trong những thực phẩm không thể thiếu bổ sung chất dinh dưỡng cho trẻ nhỏ.

Những "cấm kỵ" cha mẹ cần nhớ

Nấu rau với nồi đồng

Các chuyên gia sức khỏe trẻ em khuyên rằng bạn nên sử dụng dụng cụ bằng nhôm hoặc bằng sắt để nấu đồ ăn cho trẻ, tránh dùng nồi đồng. Đặc biệt, nhiều bà mẹ khi luộc rau cho con, vì muốn rau mềm hơn nên sau khi rau sôi đã không vớt ra, thay vào đó họ để rau trong nồi và đậy vung một lúc cho rau mềm. Đây là một phương pháp làm mềm rau phản khoa học, bởi lẽ khi làm như vậy, không những sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng của rau mà còn khiến cho rau bị thôi nhiễm đồng.

Chúng ta biết rằng, trong các món ăn cũng như rau đều có chứa một lượng axit nhất định. Lượng axit này sau khi ngâm trong nồi sẽ làm thôi ra một lượng kim loại hoặc làm oxy hóa lớp bề mặt vật đựng bằng kim loại.

Mặc dù nồng độ cũng như hàm lượng kim loại bị thôi nhiễm không nhiều, tuy nhiên điều này cũng hoàn toàn không có lợi cho sức khỏe của bé.

Chỉ ăn các loại củ, không ăn rau lá

Cà rốt, khoai tây cũng có thể được coi là rau, chính vì vậy, khi thấy con tỏ ra không thích ăn các loại rau lá, nhiều chị em đã quyết định thay thế chúng bằng các loại củ. Đây có phải là giải pháp thông minh? Tất nhiên là không. Măng, khoai tây, bí ngô, bí, dưa leo, cà chua, củ cải, đậu trắng, mướp…Mặc dù cũng là rau nhưng làm lượng khoáng chất lại ít hơn các loại rau lá. Thêm vào đó, lượng vitamin C và muối vô cơ mà rau củ mang lại sẽ không thể nhiều bằng rau lá.

Mẹ nên nghĩ ra nhiều phương pháp sáng tạo hơn để trẻ có thể ăn được các loại rau có lá, bạn đừng chiều theo sở thích của con mà vô tình đánh mất đi cơ hội cung cấp dưỡng chất tốt nhất cho trẻ.

Cho con ăn các loại đậu quá sớm

Các loại đậu không chỉ trông đẹp mắt mà ăn cũng rất ngon. Có thể trẻ rất thích ăn các món ăn được chế biến từ đậu. Tuy nhiên cần biết, hàm lượng protein có trong các loại đậu như đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu đen…đều khá cao. Các chuyên gia sức khỏe cho biết rằng người lớn không nên để trẻ ăn các loại đậu quá sớm (dưới 7 tháng) vì điều này có thể khiến trẻ bị dị ứng với protein có chứa trong đậu.

Mẹ nên nghĩ ra nhiều phương pháp sáng tạo hơn để trẻ có thể ăn được các loại rau có lá

Bắp cải ăn bỏ lõi quá nhiều

Khi rửa rau cho con, vì thấy phần lõi của bắp cải rất vụn nên nhiều chị em thường bỏ đi mà chỉ tập trung cho con ăn lá bên ngoài. Tuy nhiên vitamin và các yếu tố vi lượng (vitamin C, PP, magiê và axít folic) được phân phối không đều trong cây cải bắp. Hầu hết tất cả các chất hữu ích ở trong các lõi của bắp cải. Trong lõi cải bắp có nhiều chất xơ có thể giúp đưa độc tố tích lũy trong cơ thể ra ngoài, mang lại cảm giác no mà không thừa calo.

Ngoài ra, nó còn chứa những chất giúp bình thường hóa quá trình trao đổi chất. Đó là lý do tại sao nhiều nhà dinh dưỡng khuyên mẹ nên cho những em bé bị thừa cân, béo phì ăn trưa và ăn tối với các món ăn từ lõi cải bắp.

Thời gian sơ chế rau không nên cách thời gian nấu quá dài

Nếu mẹ mua rau tươi về, đem sơ chế và rửa sạch, sau đó để một thời gian dài mới nấu thì rau sẽ không còn được tươi, mất đi phần nào chất dinh dưỡng. Giải pháp tốt nhất cho những bà mẹ bận rộn là nên mua rau về, chế biến và cấp đông ngay cho bé hoặc tốt hơn cả là nên chọn rau củ sao cho nấu bữa nào cho con ăn luôn bữa đó.

Chỉ sử dụng nước rau

Nhiều mẹ quan niệm rằng nước hầm xương, thịt, nước luộc rau rất bổ dưỡng . Chính vì thế, nhiều chị em có thói quen hầm xương kèm các loại rau củ để lấy nước nấu cháo cho con rồi…bỏ hết phần bã đi.

Tuy nhiên, các phân tích thành phần dinh dưỡng đã cho thấy chất đạm (thịt, cá, tôm…) có nấu trong bao lâu thì vẫn chỉ có ở phần xác mà không tan được vào trong nước, và chất xơ trong rau củ cũng vậy. Muốn con nhận đủ các chất dinh dưỡng, mẹ phải cho bé ăn cả phần cái (xác) của thực phẩm bằng cách băm nhuyễn, cắt nhỏ, nấu mềm. Nếu chỉ cho trẻ ăn nước rau thôi thì bé sẽ không nhận được các chất xơ có trong rau.

Rửa rau qua loa

Với nỗi lo thực phẩm ngày nay đầy chất hóa học độc hại không ít các bà mẹ lựa chọn mua rau củ trong siêu thị hay các cửa hàng rau siêu sạch trên thị trường. Tuy nhiên mặc dù được gán mác rau siêu sạch thì ở đó vẫn có rất nhiều chất bẩn và vi khuẩn hơn mẹ nghĩ và có thể nhìn thấy.

Vì thế khi mua rau về mẹ vẫn nên lưu ý khâu rửa rau thật sạch. Tốt nhất mẹ nên ngâm rau trong nước 20-30 phút cho hết hoàn toàn thuốc trừ sâu, rồi rửa lại bằng nước sạch 2-3 lần, kết thúc ngâm trong hỗn hợp nước muối nhạt từ 10-15 phút để rau được khử trùng hoàn toàn.

Ép bé ăn quá mức

Nếu bé không thích ăn rau xanh hay bất cứ một loại thực phẩm nào khác, mẹ cũng đừng vì thế mà ép con ăn quá mức. Ăn uống do ép buộc sẽ khiến trẻ hấp thụ được ít chất dinh dưỡng hơn và càng tăng cảm giác biếng ăn ở trẻ. Thay vào chiêu áp bức, ép buộc mẹ hãy tìm cách ngon ngọt dỗ dành và dụ dỗ cho bé ăn rau thì tốt hơn.

Ăn trái cây thay rau củ

Nhiều mẹ có quan điểm sai lầm khi nghĩ con không thích ăn rau cũng không sao, có thể cho bé ăn bù bằng nhiều loại trái cây khác. Nhưng điều này là hoàn toàn không đúng. Ở rau xanh có chất xơ và các loại vitamin mà ở hoa quả không đủ để thay thế. Hãy lựa chọn hoa quả như một thực phẩm bổ sung chất dinh dưỡng bên cạnh rau xanh bổ dưỡng các mẹ nhé.

Lưu trữ các loại rau đã chế biến quá lâu

Các mẹ tuyệt đối không nên tái chế các món rau lưu trữ nhé. Nếu thức ăn thừa, đặc biệt là các loại rau xanh được lưu trữ quá lâu, sẽ sản xuất một lượng lớn nitrit có khả năng gây ra ngộ độc thực phẩm đặc biệt đối với những bé có cơ thể yếu và nhạy cảm.

Nếu bé không thích ăn rau xanh hay bất cứ một loại thực phẩm nào khác, mẹ cũng đừng vì thế mà ép con ăn quá mức. Ăn uống do ép buộc sẽ khiến trẻ hấp thụ được ít chất dinh dưỡng hơn và càng tăng cảm giác biếng ăn ở trẻ.

6 loại rau bổ não trẻ thông minh hay ăn

Hẹ

Hẹ tươi chứa rất nhiều folate (axit folic là loại axit amin có vai trò quan trọng trong quá trình phân chia tế bào), protein, chất béo, carbohydrate, vitamin B, vitamin C,...là siêu thực vật tốt cho sự phát triển của não bộ.

Ngoài ra, trẻ ăn hẹ nhiều còn giúp xương chắc khoẻ, ngừa táo bón và các vấn đề về da do hẹ giàu vitamin K và chất xơ.

Rau cải thìa

Cải thìa không chỉ là loại rau quen thuộc để chế biến nên những món ăn ngon cho bé mà còn chứa nhiều thành phần dinh dưỡng có lợi cho não trẻ. Cải thìa rất giàu axit folic - dưỡng chất tối cần thiết cho não bộ.

Mặt khác, Lượng vitamin C trong cải thìa có khả năng giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, phòng ngừa bệnh tật và sự lây nhiễm trong cơ thể trẻ

Cải bó xôi

Chẳng hổ danh loại rau giàu dinh dưỡng bậc nhất, cải bó xôi có lượng dưỡng chất vitamin áp đảo trong danh sách các loại rau củ quả. Chẳng thế mà phương Tây đã có bộ hoạt hình Popeye để nhắc nhở bé hãy chịu khó ăn cải bó xôi.

Cải bó xôi có chứa một lượng lớn các carotene và chất sắt, đồng thời là nguồn vitamin B6, axit folic và kali. dồi dào.

Lựa mua cải bó xôi, mẹ nên lưu ý chọn những bó cải có lá tươi xanh, tránh những lá bị rách, nhăn, dập nát và sẫm màu. Để đảm bảo an toàn tốt nhất, mẹ nên mua rau ở những hàng rau sạch hoặc trong siêu thị. Bên cạnh đó, khi chế biến cải bó xôi, để giữ được lượng dưỡng chất có trong rau, mẹ nên băm nhỏ rau thay vì xay nhuyễn. Ngoài ra, thay vì luộc rau, mẹ có thể hấp rau mà không cần cho nước vì trong cải xôi đã có sẵn nước và chính lượng nước này sẽ kết hợp cùng nhiệt độ hấp làm chín rau

Cần tây

Các nhà dinh dưỡng đã kiểm tra hàm lượng dinh dưỡng có trong 13 loại lá rau khác nhau và lá cần tây cho thấy kết quả hàm lượng carotene, vitamin C, vitamin B1, protein, canxi vượt trội.

Người ta đã xác định trong 100g lá cần tây có chứa đến 6,3% protein; 0,6% lipid; 2,1% chất khoáng tố vi lượng (như: calcium, phốtpho, sắt); quả chứa tinh dầu có mùi thơm: limonene và các chất chuyển hóa của sadanolic acid

Ớt chuông xanh

Ớt chuông xanh chất chống oxy hóa, vitamin và rất nhiều nguyên tố vi có thể tăng cường sức mạnh của trẻ, làm giảm mệt mõi cho cơ thể và não bộ.

Đây là loại quả có lượng vitamin C kỉ lục. Cứ 100 g ớt có chứa 120 mg vitamin C. Lượng vitamin C này gấp 2,5 lần so với cam. Thực tế, chỉ cần 50g ớt tây đã chứa 60g vitamin C tương đương với 75% lượng vitamin C cơ thể cần mỗi ngày.

Ớt chuông xanh không hề có vị cay nên mẹ vẫn có thể chế biến cho bé ăn với lượng nhỏ và thường xuyên.

Cà chua

Cà chua có đường (glucose, fructose), protein, chất béo, axit malic, axit citric, carotene, vitamin B1, B2, C, niacin, canxi, phốt pho, kẽm, sắt, bo, mangan, đồng, iốt. Cà chua có tác dụng nuôi dưỡng máu rất tốt, kích thích thèm ăn và hỗ trợ não phát triển hiệu quả.

Tuy nhiên ,do các loại cà chua chín giấm được bán phổ biến ở các chợ, nên để bảo đảm an toàn mẹ nên chọn mua cà chua già, đã gần chín từ các ruộng, vườn về nhà tự ủ hoặc mua lượng lớn cà chua chín cây về làm sốt cà chua cho bé bằng cách: Hấp cà chua chín, bóc vỏ, bỏ hạt, nghiền nhuyễn. Cho vào cà chua nghiền một chút muối, đun sôi, để nguội rồi đóng chai, dùng dần.

Không nên để cà chua trong túi nilon hoặc cho vào tủ lạnh.

Ngọc Anh (Tổng hợp)/ ĐSPL