Dòng sự kiện:

Những điều buộc phải biết khi ăn bánh trung thu

21:00 16/08/2015
Tết trung thu đang tới rất gần, trên thị trường đã bày bán khá nhiều bánh trung thu. Tuy nhiên, mua bánh không phải là chuyện đơn giản bởi nếu mua và ăn không đúng cách rất dễ mắc bệnh.

Dưới đây là một số lưu ý khi ăn bánh trung thu:

Ăn bánh mới


Điều đặc biệt cần chú ý khi mua bánh trung thu là xem ngày sản xuất và hạn sử dụng. Tuy còn hạn sử dụng nhưng đã sản xuất quá lâu rồi thì cũng không hề ngon và đảm bảo sức khỏe.

Ngoài ra, trong mỗi lần ăn, bạn phải tính toán để không cắt quá nhiều bánh, tránh tình trạng bánh thừa để lại, phải bảo quản trong tủ lạnh sẽ khiến bánh mất độ tươi.

Bên cạnh đó cần chú ý, sản phẩm được bày bán ở nơi hợp vệ sinh, có đủ trang thiết bị che đậy tránh bụi bẩn, mưa nắng, côn trùng xâm nhập, bảo quản theo đúng quy định trên nhãn sản phẩm của nhà sản xuất. Sản phẩm không bị dập nát biến dạng, bao bì không rách nát, không có mầu sắc khác thường, không bị thiu, ẩm mốc, hư hỏng và không có mùi khác lạ.

Cần tách trà nóng


Chuẩn bị sẵn một cốc trà nóng để ăn cùng bánh trung thu.

Bánh trung thu về cơ bản thành phần gồm rất nhiều bột, đường, dầu, mỡ động vật… vì vậy một tách trà nóng sẽ giúp cơ thể dễ tiêu hoá, chuyển hoá hơn. Tốt nhất là dùng trà xanh, trà nhài, trà hoa cúc.

Tuyệt đối không ăn bánh trung thu với một cốc nước đá lạnh. Rất dễ gây tiêu chảy.

Không ăn bánh trừ bữa

Vì bánh trung thu có nhiều chất béo, đường nên tốt nhất không nên ăn nhiều cùng một lúc. Đặc biệt là người già, trẻ em, vốn hệ tiêu hoá còn yếu.

Cũng không nên ăn bánh trung thu để trừ bữa. Tốt nhất ăn xen kẽ giữa các bữa ăn. Không ăn vào ban đêm và hai tiếng trước khi đi ngủ.

Cách ăn bánh

Nếu bạn thích ăn cả hai loại bánh mặn và ngọt thì nên ăn bánh mặn trước, sau đó đến bánh ngọt. Với các loại bánh có nhiều loại nhân, bạn cũng nên căn cứ vào thứ tự này để chọn bánh.

Những ai không nên ăn bánh

Người bị bệnh tiểu đường: Những người bị thừa cân, tăng mỡ máu, cao huyết áp, bệnh mạch vành nên hạn chế hoặc tốt nhất là tránh dùng bánh trung thu. Ăn cùng lúc quá nhiều bánh trung thu có thể khiến bệnh xơ vữa động mạch trở nên tồi tệ hơn, gây đột quỵ hay nhồi máu cơ tim. Trẻ nhỏ và người già cũng không được lợi khi dùng món quà này.

Người bị bệnh về dạ dày, tim mạch: Với những người mắc các bệnh như viêm túi mật, sỏi mật, viêm dạ dày, cao huyết áp, cholesterol cao, bệnh nhân tim mạch… hay loét dạ dày, loét tá tràng nên không ăn bánh trung thu. Thậm chí với các loại bánh quá ngọt hay có đậu phộng, các loại hạt khi ăn quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng cho chức năng lưu thông máu, làm mệt tim thậm chí gây nhồi máu cơ tim.

Người đang muốn giảm cân: Thành phần chính của bánh trung thu là bột, đường, bơ, mỡ lợn. Vỏ của các loại bánh trung thu truyền thống cũng như các loại nhân đậu, nhân hạt sen… đều được tẩm ướp rất nhiều mỡ và đường. Chính vì vậy bánh trung thu có độ béo và ngọt rất cao. Do vậy, nếu muốn giảm cân thì  bạn nên hạn chế hoặc tránh xa món bánh này càng tốt.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Xem thêm video: [mecloud]Eufw8xXdYE[/mecloud]