Dòng sự kiện:

Những điều cần biết trước khi ăn cà tím để tránh bị dị ứng, ngộ độc

Theo Thethaovanhoa
19:22 04/04/2017
Cà tím tuy rất tốt cho sức khỏe nhưng nhiều người lại bị dị ứng nặng với loại thực phẩm này. Dưới đây là những điều cần lưu ý nếu bạn muốn đưa món này vào thực đơn.

1. Không nên bỏ vỏ khi chế biến cà tím

Vỏ cà tím chứa vitamin nhóm B và vitamin C. Tuy nhiên, nhiệt độ nấu ăn cao có thể làm hao hụt đến 50% lượng vitamin trong cà tím.

Do đó, trong tất cả các cách chế biến thì chỉ có món salad là giữ được gần như nguyên vẹn hàm lượng dinh dưỡng trong cà tím. Bạn nhớ thêm chút giấm khi trộn để món ăn vừa miệng lại tránh được ngộ độc solanine.

Cà tím có thể dùng trộn salad ăn rất ngon.

2. Ăn cà tím có dễ bị ngộ độc không?

Cà tím, kể cả khi bạn ăn tươi sống, cũng không gây ngộ độc. Dù loại cây này có một chất khá độc là solanine, nhưng chất này chủ yếu nằm ở hoa và lá. Theo Huffington Post, đối với người trưởng thành, tiêu thụ một lượng 400mg solanine có thể gây đe dọa tính mạng. Tuy nhiên, chất này trong quả cà tím lại không nhiều, một quả chứa nhiều lắm là 11mg solanine. Do đó, bạn phải ăn tới 36 quả cà tím tươi sống thì mới gặp vấn đề.

Dĩ nhiên để cho an tâm, bạn nên thêm giấm như đã nói ở trên để trung hòa solanine. 

Bạn có thể trộn giấm với cà tím để dễ ăn hơn.

3. Những người không nên ăn cà tím

- Cà tím là thực phẩm có tính hàn, nếu ăn nhiều có thể làm cho dạ dày cảm thấy khó chịu, gây ra tiêu chảy nặng. Vì vậy, những người đang gặp vấn đề ở dạ dày đặc biệt không nên ăn.

- Những người yếu mệt hay thể trạng kém cũng không nên ăn cà tím thường xuyên.

- Những người mắc bệnh thận cũng không nên ăn cà tím bởi quả này chứa lượng oxalate cao, dễ gây sỏi thận.

- Cà tím ít calo nên người cao tuổi và béo phì có thể ăn, tính hàn nên cũng thân thiện với những người bị rôm sảy, ung nhọt. Tuy nhiên, những người hen suyễn, bệnh dạ dày, lá lách không nên ăn.

Bạn có thể ăn cà tím mà không lo tăng cân.

- Theo các nhà khoa học Ấn Độ, những người quá mẫn cảm và dị ứng với cà tím thì có thể gặp hiện tượng ngứa ngoài da và miệng sau khi ăn. Nguyên do được xác định là trong cà tím có chứa một loại protein và một số chất chuyển hóa có tác dụng như một loại histamin hàm lượng cao. Tuy nhiên, nếu nấu chín cà tím trước khi ăn thì hiện tượng dị ứng sẽ không xuất hiện.

Nguồn: Gia đình Việt Nam