Dòng sự kiện:

Những mũi tiêm quan trọng nhất trong đời bé mẹ cần biết

16:24 04/06/2015
Nếu mẹ không lưu ý cho bé tiêm phòng đầy đủ thì cơ thể của bé sẽ không thể chống lại được bệnh tật. Hãy xem con bạn đã tiêm đủ những mũi tiêm này chưa?

Vắc-xin ngừa bệnh lao

Tiêm vắc-xin BCG cho trẻ nhỏ có thể phòng được lao màng não và các thể lao nặng khác ở trẻ em dưới 5 tuổi. Tất cả trẻ em dưới 12 tháng tuổi đều cần phải được tiêm phòng bệnh lao, càng sớm càng tốt sau khi sinh.

Vắc-xin ngừa bại liệt (IPV)

Đây là một trong những mũi tiêm quan trọng nhất trong những năm tháng đầu đời của bé. Trẻ em nên được tiêm IPV ở độ tuổi 2 tháng, 4 tháng, 6 đến 18 tháng tuổi và sau đó tiêm nhắc lại một lần nữa trong độ tuổi từ 4 đến 6 tuổi.

Vắc-xin ngừa thủy đậu

Thủy đậu là căn bệnh gây phát ban do virus thủy đậu gây ra. Bệnh lây lan rất nhanh, dẫn đến nhiễm trùng và nhiều biến chứng nguy hiểm khác cho sức khỏe. Do đó, trẻ cần được tiêm phòng thủy đậu ở độ tuổi 12 đến 15 tháng, và nhắc lại khi được 4 đến 6 tuổi.

Loại vắc-xin phòng bệnh này được tiêm chủng cho trẻ tốt nhất ở độ tuổi 12 đến 15 tháng và nhắc lại vào độ tuổi giữa 4 và 6 tuổi.

Đối với trẻ nhạy cảm, triệu chứng thường thấy khi tiêm vắc-xin là sốt hay phát ban nhẹ.


 Vacxin ngăn ngừa bệnh cúm

Mỗi năm, tiêm chủng phòng ngừa bệnh cúm cho trẻ nên được bắt đầu vào mùa thu, khi trẻ được 6 tháng tuổi hoặc hơn.

Trẻ có thể bị đau nhức, sưng tấy ở chỗ tiêm, sốt nhẹ… khi tiêm vacxin phòng ngừa cúm.

Mẹo nhỏ: Nếu con bạn bị dị ứng trứng, bạn không nên tiêm vacxin phòng cúm cho bé vì bé có thể sẽ dị ứng với vacxin này.

Vắc-xin phòng ngừa virus Rota (RV)

Thuốc chủng ngừa vi rút rota (RV); (tên thuốc RotaTeq, Rotarix) – một loại virut gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ được trao cho trẻ em ở 2 và 4 tháng tuổi (RotaTeq được tiêm cho trẻ vào lúc 6 tháng.)

Loại thuốc này được sản xuất ở dạng lỏng để uống. Liều uống đầu tiên mẹ nhất định phải cho con uống chậm nhất là trước 14 tuần tuổi 6 ngày, chỉ cần bước sang tuần thứ 15 thôi là loại vắc xin này sẽ không còn tác dụng.

Vắc-xin viêm gan A

Trẻ em có thể bắt viêm gan A từ đồ ăn hay thức uống hoặc khi ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc đưa các vật nhiễm khuẩn vào miệng. Đây là bệnh do virus gây tổn hại đến gan với một số triệu chứng gồm sốt, mệt mỏi, vàng da, và chán ăn.

Vắc xin viêm gan A bao gồm 2 mũi tiêm cho trẻ từ 12 đến 23 tháng tuổi. Nếu mũi đầu tiên bé được tiêm trước 24 tháng thì mũi thứ 2 sau 6 đến 18 tháng.

Vắc-xin ngừa ung thư cổ tử cung (HPV)

Human papillomavirus (HPV) chủng ngừa (tên thuốc Gardasil, Cervarix) được đưa ra tiêm cho trẻ ba liều trong thời gian 6 tháng, và được chấp thuận cho các em gái ở độ tuổi từ 9 đến 26 là tốt nhất.

Vắc-xin phòng ngừa viêm màng não (MCV4)

MCV4 có tác dụng tốt nhất khi trẻ được tiêm ở độ tuổi 11 hoặc 12 tuổi. Khi tiêm vắc-xin này, tác dụng phụ thường thấy là cảm giác đau nhức ở chỗ tiêm.

Vắc-xin phòng ngừa ssởi, quai bị, rubella (MMR)

Bạn nên tiêm cho trẻ liều vắc-xin MMR đầu tiên khi trẻ 12 – 15 tháng tuổi và tiêm liều thứ hai khi trẻ 4 – 6 tuổi. Đôi khi, vắc-xin MMR có thể được tiêm kết hợp cùng vắc-xin ngừa thủy đậu.

Vacxin ngừa viêm gan B

Bé sơ sinh cần được tiêm vacxin phòng ngừa viêm gan B trong vòng 24 giờ sau khi sinh; khoảng từ 1 – 2 tháng sau bạn nên tiêm cho bé một liều vacxin tương tự; khi bé được 6 – 18 tháng, bạn tiếp tục tiêm cho bé 1/3 so liều lượng đầu sau khi sinh. Vacxin giúp bé chống lại virus gây viêm gan B, loại virus mà bé có thể nhiễm từ mẹ (nếu người mẹ bị nhiễm virus này khi mang thai).

Tác dụng phụ thường gặp nhất khi trẻ tiêm vacxin viêm gan B là sốt nhẹ hoặc sưng tấy và đau ở chỗ tiêm.

Một số lưu ý cho mẹ sau khi tiêm cho bé

- Ngồi lại 30 phút theo dõi sau khi tiêm

- Tiếp tục theo dõi bé có sốt cao trong vòng 72 giờ

- Mẹ nên sử dụng một số mẹo nhỏ để làm cho vết tiêm của bé đỡ nhức như chườm lạnh và xoa nhẹ và vết tiêm.

Theo HẢI ANH/ĐSPL