Dòng sự kiện:

Muốn con dùng mạng xã hội, bố mẹ phải biết những nguyên tắc này

00:11 29/06/2016
Khi quyết định cho con dùng mạng xã hội như Facebook, Youtube, Instagram... thì bố mẹ đồng thời phải đặt ra cho con những nguyên tắc an toàn.

 

 

 

Tính đến hết tháng 6/2015, Việt Nam có 45,5 triệu người dùng Internet, chiếm 48% dân số - theo số liệu được công bố bởi Tổ chức thống kê số liệu Internet quốc tế.

Độ tuổi của người sử dụng Internet, nhất là ở thành thị ngày càng trẻ hóa. Chúng thường xuyên đòi hỏi được có kênh Youtube riêng, tài khoản Instagram và thậm chí là sử dụng ứng dụng Snapchats.

Song song với những tiện ích thì Internet còn tiềm ẩn nhiều hệ lụy đi kèm, nhất là vấn đề bạo hành, lừa đảo trực tuyến, đặc biệt với trẻ em.

Thật khó để khẳng định về độ tuổi trẻ có thể bắt đầu sử dụng mạng xã hội. Một vài đứa trẻ có thể sẵn sàng xử lý các vấn đề phát sinh trên thế giới ảo khi ở độ tuổi cho phép (trên 13 tuổi), nhưng đa số còn lại không thể. Bác sỹ Michael Rich, giám đốc Trung tâm truyền thông và sức khỏe trẻ em tại bệnh viện nhi Boston cho biết: "Bạn là người hướng dẫn tốt nhất của con mình. Hãy tự đặt câu hỏi xem liệu lũ trẻ có thể sử dụng nó theo cách lành mạnh và nhận được sự tôn trọng từ những người khác?".

Độ tuổi của người sử dụng Internet, nhất là ở thành thị ngày càng trẻ hóa. 

Khi quyết định cho con dùng mạng xã hội, bố mẹ đồng thời phải đặt ra cho con những nguyên tắc an toàn:

1. Yêu cầu con của bạn để cho bạn thấy các trang web mà con sử dụng. Hãy thể hiện sự quan tâm, ghi nhớ các trang web con của bạn truy cập và quay lại các trang đó sau, khi bạn chỉ có một mình. Tìm hiểu cách để thiết lập các tính năng an toàn và cách để báo cáo bất kỳ vấn đề nào mà bạn thấy là cần thiết trực tiếp đến các trang web đó.

2. Yêu cầu con của bạn đặt thiết lập tài khoản cá nhân ở chế độ riêng tư vì trẻ em thường sử dụng các mạng xã hội để chia sẻ tất cả mọi thứ các em làm nên thiết lập tài khoản cá nhân ở chế độ riêng tư có thể giúp tránh việc các hình ảnh, thông tin cá nhân, nơi ở trên thực tế của con bị rơi vào tay kẻ xấu.

3. Hãy hỏi con bạn về những người bạn trực tuyến của con. Giúp con bạn hiểu mọi người có thể tạo ra một con người giả, không có thật trên mạng và nói dối về việc họ thực sự là ai. Các con chỉ nên cung cấp thông tin cá nhân và kết bạn với những người mà con biết và tin tưởng trong thế giới thực.

4. Hãy nói con bạn chỉ chia sẻ hình ảnh mà con có thể thoải mái cho bạn là người đầu tiên được xem! Nói chuyện với con bạn về những hình ảnh các con thường gửi, các trang web, các ứng dụng mà con sử dụng và con hay gửi ảnh đến cho ai.

5. Yêu cầu con của bạn cho bạn biết nếu con đang lo lắng về một điều gì đó mà con tiếp cận được trên mạng. Bằng cách nói chuyện với con về internet, về các trang web yêu thích của con và những rủi ro mà con có thể gặp phải, con bạn sẽ có xu hướng chia sẻ với bạn nếu con ở vào tình huống không cảm thấy thoải mái khi tham gia mạng xã hội hoặc thấy một cái gì đó con không muốn nhìn thấy trên mạng.

Điều quan trọng là ngay từ đầu, cha mẹ cần có cuộc thảo luận rõ ràng trước khi để cho con mình tham gia mạng xã hội và bạn có thể phạt nếu phát hiện con mình vi phạm.

Mạng xã hội vẫn được coi là con dao hai lưỡi với cả những người lớn, do vậy, để bố mẹ hãy quan tâm nhiều hơn tới con để có những lời khuyên hữu ích khi con cần sự trợ giúp hoặc rắc rối, phiền toái khi tham gia vào cộng đồng ảo này nhé.

Nguyên Vũ

Nguồn: Gia đình Việt Nam