Dòng sự kiện:

Ở cạnh bố mẹ nhiều sẽ giúp trẻ phát triển và thông minh hơn so với ở trường

Theo Gia đình mới
07:36 17/03/2018
Nhiều bố mẹ vẫn nghĩ con chỉ có 2 tiếng mỗi ngày ở cùng bố mẹ, trong khi có tận 8 tiếng ở trường cùng với thầy cô, nên giao phó việc giáo dục con cho nhà trường và kỳ vọng vào sự phát triển vượt bậc của bé.

Đã hơn 1 năm chị quay lại Việt Nam sau hơn 11 năm học tập và sinh sống tại Nhật Bản. Đến thời điểm này, chị suy nghĩ như thế nào về quyết định quay về quê nhà của mình?

- Quãng thời gian hơn 11 học tập và sinh sống tại Nhật Bản đủ để tôi có rất nhiều trải nghiệm thực tế ở Nhật và có thể có một cuộc sống ổn định ở đất nước này. Nếu tôi tiếp tục cuộc sống ở Nhật thì cuộc sống sẽ “êm đềm” và dễ dàng hơn cho cả tôi và gia đình. Nhưng có điều gì đó tôi chưa thực sự thoả mãn. Tôi quyết định về Việt Nam và thực hiện đam mê của mình – làm về lĩnh vực giáo dục. Đây là một lĩnh vực hoàn toàn khác với chuyên ngành tôi được đào tạo.

Nhiều người thắc mắc tôi có bị “shock văn hóa” khi về Việt Nam không? Tôi đã chuẩn bị tâm lý để đón nhận mọi điều xảy đến nếu “dấn thân” vào con đường này và cả cuộc sống ở Việt Nam. Bởi tôi biết chắc chắn mọi điều sẽ không bao giờ được như mình mong muốn và điều quan trọng nhất là ở chính bản thân mình chứ không phải yếu tố môi trường xã hội quanh bạn.

Và “hãy sống với những khoảnh khắc của hiện tại”, đó là lí do khi về Việt Nam tôi không hề nhớ nước Nhật, cũng như khi ở Nhật tôi rất ít khi nhớ về Việt Nam. Có rất nhiều thứ đáng học hỏi và rất nhiều trải nghiệm quý báu khi sống ở Việt Nam, đó là bạn cần học cách xây dựng mối quan hệ với gia đình, cộng sự, đồng nghiệp, phụ huynh và các bé.

Chị chia sẻ, đam mê của chị là làm về lĩnh vực giáo dục, cụ thể là gì?

- Khi còn ở Nhật Bản, tôi đã ấp ủ ước mơ về Việt Nam sẽ mở những lớp học ngoại khóa để trẻ được trải nghiệm thực tế, học mà chơi để nuôi dưỡng tinh thần tự giác, tự học, sự sáng tạo cho trẻ.

Tôi muốn đồng hành với những ba mẹ ở Việt Nam trong quá trình nuôi dạy con cái, thông qua việc chia sẻ những giá trị tinh thần tích cực và cả kiến thức cũng như những trải nghiệm tôi đã học được từ nước Nhật.

2 năm trước thật may mắn vì tôi đã tìm được bạn song hành để cùng nhau thực hiện được ước mơ mở trường mầm non Tsubaki theo phương châm giáo dục của người Nhật. Và với tôi, giá trị giáo dục thực sự mà tôi theo đuổi là giáo dục xuất phát từ tình yêu thương.

Hai năm tham gia giáo dục mầm non, chị đã khuyên bố mẹ - những người gặp khó khăn trong thời gian đầu đưa con tới nhà trẻ như thế nào?

- Từ trước đến nay bé chỉ quen ở với bà, với mẹ mà hôm nay đột nhiên bị tới một môi trường hoàn toàn mới sẽ khiến bé sợ hãi và không muốn đi. Vì thế bố mẹ hãy để bé làm quen trước với trường lớp, thầy cô và các bạn bằng cách cho bé tham quan, làm quen trước một vài buổi thì bé mới không bị sợ sệt bỡ ngỡ.

Với trẻ trong giai đoạn 0 - 3 tuổi thì việc xây dựng lòng tin với người khác sẽ rất quan trọng. Yêu thương, ôm ấp chính là một cách để xây dựng lòng tin. Giúp bé tin tưởng thầy cô, trường lớp rồi thì bé sẽ không còn sợ hãi khi phải đi nhà trẻ nữa.  

Vài năm trở lại đây, dạy con kiểu Nhật được nhiều gia đình lựa chọn. Tuy nhiên, nền văn hoá của Nhật và Việt Nam khác nhau. Chị và cộng sự của mình đã lựa chọn những điểm nào của giáo dục Nhật để áp dụng vào giáo dục mầm non ở Việt Nam?

- Dựa vào môi trường sống và nét văn hoá của Việt Nam, chúng tôi đã lựa chọn 4 đặc điểm của giáo dục mầm non Nhật để áp dụng:

Thể chất và sức khỏe: Khi cơ thể được vận động càng nhiều sẽ càng kích thích não phát triển và giúp trẻ hứng thú với học tập hơn. Ngoài ra, việc được tiếp xúc với thiên nhiên sẽ nuôi dưỡng cho trẻ sự tò mò hứng thú với xung quanh, và tính cảm thụ phong phú. Vì thế trường chúng tôi chú trọng đến phát triển thể chất, cũng như trẻ được chơi tự do ngoài thiên nhiên nhiều hơn giúp rèn luyện cả sức khỏe và tinh thần. Thay vì sân bê tông hay cỏ nhân tạo chúng tôi để sân cát để trả được tự do khám phá. Vào những buổi đi dạo buổi sáng trẻ được chạm vào cây xấu hổ, những bụi cây xuyến chi dính vào áo len...

Những bí ẩn của thiên nhiên trẻ được trải nghiệm trong thời kì ấu thơ, là thời kì nuôi dưỡng cảm giác hay tính cảm thụ khoa học, sẽ là tiền đề để nuôi dưỡng cho trẻ sự hiếu kì về thế giới sau này.

Sự tự lập: Nuôi dưỡng cho trẻ tinh thần tự chủ, tự lập trong những sinh hoạt hàng ngày. Để trẻ được trải nghiệm từng chút một những nỗ lực “làm được rồi” với những “thành quả nho nhỏ” sẽ nuôi cho trẻ sự tự tin vào bản thân, và động lực cố gắng trong những việc khác.

Lứa tuổi nhà trẻ 1-2 tuổi trẻ được chú trọng rèn luyện những kỹ năng tự phục vụ cơ bản, được giáo viên chú trọng nuôi dưỡng cảm xúc cá nhân và khẳng định cái tôi.

Giai đoạn từ 3 tuổi trở đi trẻ sẽ được dạy về quy tắc ứng xử hay phép tắc nơi công cộng, nếp sinh hoạt tập thể trên tinh thần biết suy nghĩ đến mọi người.

Chú trọng rèn luyện EQ (trí tuệ cảm xúc) như chú trọng rèn luyện những kỹ năng giao tiếp thông qua việc dạy trẻ biết thấu hiểu cảm xúc của người khác, biết chia sẻ và quan tâm đến mọi người. Trẻ được dạy cách quan tâm đến cảm xúc của bạn, quan tâm đến các em nhỏ thông qua những hoạt động chơi tập thể thường xuyên với nhau và những câu truyện rèn luyện cảm xúc EQ.

Nuôi dưỡng trí tưởng tượng và thẩm mỹ qua các hoạt động trải nghiệm với thiên nhiên, hoạt động về tạo hình và nghệ thuật. Vì thế giới tương lai nơi trẻ sống sau này sẽ là thế giới của trí tuệ nhân tạo thì điều con người cần nhất chính là trí tượng tượng và cảm xúc phong phú.

Chương trình phát triển ngôn ngữ chú trọng nuôi dưỡng tâm hồn được thẩm thấu những nét đẹp của tiếng Việt, đó là đồng dao, ca dao, và những trò chơi dân gian. Để dù sau này đi đâu, làm gì thì trong mỗi con người Việt Nam, đó là điều đáng để tự hào nhất, là “identity” để tiếng Việt và người Việt Nam không bị lẫn với bất cứ dân tộc nào.

O canh bo me nhieu se giup tre phat trien va thong minh hon so voi o truong
 

Trong những đặc điểm đó, chị thấy cái nào khó nhất trong việc dạy dỗ trẻ con?

- Trong tiếng Nhật tự lập có hai ý nghĩa. Một ý là chỉ về việc đứa trẻ có thể tự mình làm mọi việc liên quan đến bản thân - tự phục vụ. Ý nghĩa thứ 2 là sự tự lập từ trái tim, từ bên trọng đứa trẻ có thể tự mình phán đoán, hành động thay vì để người lớn phải thúc giục, điều khiển.

Thứ năm ,15-03-2018 6:59 GMT+7

Ở cạnh bố mẹ nhiều sẽ giúp trẻ phát triển và thông minh hơn so với ở trường

Nhiều bố mẹ vẫn nghĩ con chỉ có 2 tiếng mỗi ngày ở cùng bố mẹ, trong khi có tận 8 tiếng ở trường cùng với thầy cô, nên giao phó việc giáo dục con cho nhà trường và kỳ vọng vào sự phát triển vượt bậc của bé.