Dòng sự kiện:

Phương pháp giúp trẻ tự tin giao tiếp và tư duy nhanh

02:21 30/06/2015
Giúp trẻ phát triển não bộ một cách toàn diện. Vậy, làm sao để trẻ tự tin giao tiếp, cách nào giúp trẻ loại bỏ việc lười suy nghĩ. Hãy cùng thực hiện một vài phương pháp sau của các chuyên gia.

 

Đối với mỗi con người, giao tiếp là yếu tố quan trọng góp phần quyết định thành công của họ trong cuộc sống. Thực tế cho thấy những đứa trẻ hiếu động, cá tính sẽ thường tự tin và bản lĩnh hơn trong giao tiếp với mọi người. Trẻ nhút nhát khi giao tiếp thường kém thành công hơn so với những trẻ tự tin giao tiếp. Mặt khác, trẻ tự tin giao tiếp, tư duy sẽ phát triển hơn và sẵn sàng "động não" để biến việc đó thành sự thật. Giúp trẻ phát triển não bộ một cách toàn diện. Vậy, làm sao để trẻ tự tin giao tiếp, cách nào giúp trẻ loại bỏ việc lười suy nghĩ. Hãy cùng thực hiện một vài phương pháp sau của các chuyên gia.

Khơi dậy tính lanh lợi vốn có ở trẻ

Căn cứ vào độ tuổi cũng như tính cách của trẻ, các bậc phụ huynh nên cùng trẻ tham gia một số hoạt động nhỏ mang tính chất động não, buộc trẻ phải suy nghĩ. Bố mẹ có thể cùng chơi với trẻ trò chơi với những con số, giải câu đố, thi kể chuyện…


Cách làm này không những kích thích sự động não, tư duy ở trẻ mà còn thể hiện sự quan tâm của bố mẹ. Trẻ sẽ thấy hạnh phúc hơn, tích cực hơn nếu cùng bố mẹ tham gia những trò chơi đơn giản nhưng bổ ích ấy.

Tập cho trẻ thói quen xem sách báo thiếu nhi

Những cuốn sách báo hay truyện tranh tuổi thơ với những hình vẽ sinh động, hấp dẫn hoặc cho trẻ xem những tiết mục văn nghệ, hoạt hình thiếu nhi mang tính giáo dục cao… Trẻ thích thú sẽ nhập cuộc rất nhanh chóng. Trẻ có thể hát, nhảy theo điệu nhạc hay tha hồ tưởng tượng sau khi xem truyện tranh.


Đây là cách giải trí bổ ích cho trẻ sau những giờ học tập căng thẳng ở trường. Hơn thế nữa, nó còn khơi dậy khả năng tư duy ở trẻ theo chiều hướng tích cực.

Mở rộng không gian sống cho trẻ

Đưa trẻ đến với thiên nhiên trong lành như vườn thú, vườn bách thảo, khu vực sinh thái, về trang trại, về nông thôn … Cho trẻ thăm thú, quan sát rồi đặt ra những câu hỏi liên quan để trẻ trả lời kèm theo giải thích mọi thắc mắc của trẻ. Trẻ sẽ chủ động suy nghĩ, tư duy, bằng chứng là trẻ luôn đặt ra những câu hỏi ngộ nghĩnh cho những thắc mắc của mình.

Khuyến khích, động viên trẻ

Trong quá trình học tập, có thể trẻ phải tập trung suy nghĩ, tư duy căng thẳng mới giải được bài toán hay làm được những thí nghiệm đơn giản. Lúc ấy hãy động viên, khen trẻ để kích thích trẻ vui và hứng thú tiếp tục tư duy, sáng tạo.
Cha mẹ cũng nên động viên kịp thời khi thấy trẻ tiến bộ. Nếu quá khắt khe trong những lời nhận xét hay phê bình sẽ làm hạn chế khả năng tư duy sáng tạo của con.

Bồi dưỡng hứng thú suy nghĩ ở trẻ


Cha mẹ trước hết phải là tấm gương cho trẻ về mọi mặt, đặc biệt là lối suy nghĩ, tính cách, thái độ. Chính các bậc phụ huynh cũng nên học cách kiềm chế tình cảm của bản thân, có cái nhìn khách quan để khen thưởng và phê bình trẻ đúng lúc. Đồng thời, thường xuyên đặt ra những câu hỏi kích thích trẻ học hỏi, suy nghĩ.

Giúp trẻ duy trì thói quen động não

Cha mẹ không nên có yêu cầu quá cao, vượt khả năng suy nghĩ, lối tư duy trẻ thơ. Phải căn cứ vào hiện trạng vốn có của trẻ để bắt đầu hướng dẫn trẻ suy nghĩ, từ những việc đơn giản nhất, dễ dàng nhất, rồi dần tăng độ khó để trẻ phải nỗ lực giải quyết những khó khăn gặp phải.

Những câu hỏi có mức độ khó tăng dần phù hợp với tính cách cũng như khả năng vốn có ở trẻ, giúp trẻ phát triển năng lực tư duy và học được khả năng làm chủ mọi vấn đề.

Nói chuyện với con từ khi trẻ được sinh ra

Với nhiều người, việc giao tiếp với con được thực hiện từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ. Nói chuyện với con giúp trẻ làm quen dần với việc giao tiếp.



Đừng giới hạn bản thân, gạt phăng những ý kiến của trẻ. Nói với trẻ như nói chuyện với một người trưởng thành, trẻ sẽ học được nhiều điều. Với những người trưởng thành khác, trẻ cũng sẽ có cách nói chuyện tự tin hơn.


Dạy trẻ tôn trọng người khác và cư xử tốt

Đừng đòi hỏi quá cao ở trẻ mà hãy bắt đầu đơn giản từ những hành động nhỏ. Khi ứng xử với người lớn, trẻ bắt tay và giới thiệu thế nào cho tự tin. Không nên ăn tối với bàn tay bẩn. Giải thích cho trẻ vì sao lại làm như vậy. Tôn trọng người khác cũng là cách để trẻ biết mình sẽ được đối xử như thế nào, tăng thêm phần tự tin.


Hãy chắc chắn trẻ hiểu đôi khi mình cũng cần được tôn trọng


Nhiều người, đặc biệt với người lớn, không phải lúc nào cũng tôn trọng trẻ con do suy nghĩ trẻ còn nhỏ và thường ít suy nghĩ về những vấn đề đó. Con của bạn cần được biết rằng trẻ đáng được tôn trọng. Trẻ có quyền yêu cầu người khác tôn trọng trẻ và không tha thứ cho người khác nếu họ không làm điều ấy. Việc ý thức được giá trị bản thân khiến trẻ tự tin hơn.


Dạy trẻ đặt câu hỏi cho bất kỳ ai nếu trẻ thấy cần thiết

Nói với trẻ rằng không phải chỉ vì người khác là bác sĩ hay giáo viên thì họ đều luôn luôn đúng và biết hết. Trẻ phải biết nghi ngờ và đặt câu hỏi.

Nếu trẻ biết câu trả lời đúng, trẻ không nên ngồi yên và hài lòng với câu trả lời sai. Kể cả trong nói chuyện với người lớn, có gì thắc mắc trẻ có quyền hỏi và bày tỏ ý kiến cá nhân của mình. Những việc làm như thế khiến trẻ tự tin tiến đến việc làm chủ cuộc sống của mình hơn.


Nhận xét, động viên, khen thưởng nhưng không quên chỉ ra điểm sai của trẻ



Sự động viên của cha mẹ là điều quan trọng nhất trên thế giới đối với con trẻ vì trẻ biết mình có làm đúng hay không. Nếu trẻ sai, cha mẹ cũng nên chỉ ra điểm sai ấy, không nên bỏ qua. Trẻ học được nhiều từ những sai lầm.


Dạy trẻ cười và biết cách pha trò trong từng tình huống

Một bài học tưởng không cần thiết nhưng lại rất hữu ích cho trẻ trong việc khiến người đối diện thiện cảm và vui vẻ. Không phải cười với tác dụng như liều thuốc cho tâm hồn chính trẻ mà việc hướng dẫn trẻ cười thoải mái, là chính mình còn giúp trẻ tự tin hơn trong từng tình huống. Nếu cha mẹ là người hài hước, trẻ sẽ học được điều này từ chính cha mẹ.


Tham gia vào những nỗ lực của trẻ

Nếu trẻ đúng, hãy động viên trẻ bằng cách đứng về phía trẻ. Những việc làm đứng về phía trẻ nếu trẻ đúng sẽ khiến trẻ tự tin hơn, kỹ năng giao tiếp thêm nhuần nhuyễn và biết cách thảo luận vấn đề hơn.

 

PHƯƠNG MAI (Tổng hợp)