Dòng sự kiện:

Quá chiều con, lỗi tai hại của mẹ ảnh hưởng khả năng giao tiếp của trẻ

03:05 08/12/2015
Việc quá chiều con, không cho con có cơ hội được nói là lỗi tai hại của mẹ làm ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của các bé.

Nhiều nguyên nhân có thể khiến trẻ chậm phát triển, tuy nhiên việc quá chiều con, không cho con có cơ hội được nói là lỗi tai hại của mẹ làm ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của các bé. Đây cũng được xem là nguyên nhân khiến trẻ chậm nói.

Theo thông tin từ báo Infonet, rối loạn lời nói và ngôn ngữ là sự phát triển bất thường của ngôn ngữ. Đây là dạng chậm phát triển phổ biến nhất, gặp nhiều hơn so với các dạng chậm phát triển khác (thị lực, vận động, nhận thức, kỹ năng xã hội và cảm xúc). 

Lời nói là phương tiện giao tiếp bằng lời, thể hiện bằng âm thanh. Ba thành phần chính của lời nói là phát âm, giọng nói và sự lưu loát. Rối loạn lời nói xuất hiện khi trẻ phát âm nhưng người khác không hiểu, chẳng hạn trẻ bị tật nói lắp, nói ngọng ngịu. 

Quá chiều con, lỗi tai hại của mẹ ảnh hưởng khả năng giao tiếp của trẻ. Ảnh minh họa

Ngôn ngữ là phương tiện để thể hiện và tiếp nhận thông tin thông qua lời nói hoặc cử chỉ (ngôn ngữ tín hiệu, ngôn ngữ cơ thể). Ngôn ngữ là thước đo trí thông minh, vì vậy rối loạn phát triển ngôn ngữ nghiêm trọng hơn rối loạn lời nói. 

Chậm phát triển ngôn ngữ là khi ngôn ngữ của trẻ phát triển theo đúng trình tự, nhưng tốc độ chậm hơn. 

Nói về vấn đề này, báo Khám phá cho biết, ai cũng biết rõ, khi vốn từ vựng của bé chưa được hoàn thiện, nên để giao tiếp với mọi người xung quanh, con thường phải dùng hành động, cử chỉ để biểu đạt mong muốn của mình.

Khi  muốn uống sữa hay muốn lấy bất cứ một thứ gì, trẻ sẽ tự tay mình chỉ hoặc sẽ cầm tay mẹ và hướng đến các đồ vật đó. Lúc đó, các mẹ sẽ hiểu được mong muốn của con và nhiều người đã không ngần ngại mà ngay lập tức đi lấy giúp con. Hành động này nếu lặp lại nhiều lần sẽ là nguyên nhân sâu xa khiến con chậm nói. Thay vì vội vàng giúp con, các mẹ nên gợi chuyện để hỏi con “con cần gì nào?”, “đó là cái gì nhỉ?”… Gợi câu hỏi cho con là một cách tốt để trẻ có phản ứng lại trước những lời nói của mẹ.

Việc chiều con, nhanh chóng đáp ứng mọi yêu cầu, không chỉ ảnh hưởng đến khả năng ngôn ngữ, mà còn tác động xấu đến tính cách của trẻ. Một khi con biết mọi yêu cầu của mình sẽ nhanh chóng được đáp ứng, chúng sẽ sinh ra nhiều yêu cầu và đòi hỏi, dễ hình thành thói phụ thuộc và lười vận động.

Mốc phát triển ngôn ngữ bình thường của trẻ từ 4 – 36 tháng tuổi.

Từ 4 – 6 tháng tuổi, mẹ có thể nghe thấy những âm thanh ríu rít khi chơi đùa cùng con. Trẻ bắt đầu bập bẹ và đôi khi phát ra những âm thanh như thể con đang tiếp chuyện với mọi người. Từ 7 – 12 tháng tuổi, bé có thể bập bẹ một số từ đơn giản như “ma ma”, “ba ba”.... Đây là những từ phổ biến nhất mà những đứa trẻ có thể phát ra đầu tiên; bập bẹ khoảng 4 âm tiết hay nhiều hơn giống câu ngắn mà không có từ thực sự.

Khánh Ngọc (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

>> Video đang được xem nhiều nhất:

[mecloud]tJlZIj82im[/mecloud]