Dòng sự kiện:

Tác dụng phụ khi áp dụng chế độ ăn thiếu protein

09:08 18/09/2018
Nếu không nạp đủ protein từ chế độ ăn uống, cả sức khỏe lẫn thế chất của chúng ta đều bị tổn hại. Thiếu protein có thể gây ra các tác dụng phụ và bệnh tật.

Protein là gì và tại sao chúng ta phải quan tâm đến nó?

Protein được coi là các “viên gạch” xây dựng lên cơ thể. Chúng được sử dụng để hình thành nên bắp thịt, gân, cơ, các cơ quan nội tạng và da. Protein cũng được sử dụng để sản xuất enzyme, hooc-môn, chất dẫn truyền thần kinh và nhiều các phân tử nhỏ khác phục vụ cho những chức năng quan trọng của cơ thể.

Nếu không có protein, sự sống như những gì chúng ta biết là điều không tồn tại.

Nhìn chung, protein động vật sẽ cung cấp tất cả các axit amin thiết yếu, ở tỷ lệ phù hợp với con người. Chúng ta có thể sử dụng chúng một cách tối ưu. Đó là bởi vì mô động vật là tương đối giống mô của con người.

Vì vậy, nếu bạn đang ăn các thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng, sữa… mỗi ngày, bạn có thể kiểm soát khá tốt nguồn protein.

Ngược lại, nếu bạn ăn chay, sẽ là khó khăn hơn một chút để có được tất cả các axit amin thiết yếu mà cơ thể đòi hỏi.

Chế độ ăn thiếu protetin làm  tóc, da và móng tay yếu 

Tóc thưa, da dễ bong tróc, móng tay dễ gãy là những dấu hiệu đầu tiên cơ thể không có đủ chất đạm.

Phù nề vì cơ thể thiếu protein

Khi cơ thể thiếu protein, bạn có thể gặp tình trạng phù nề trong thời gian ngắn vì sự tồn lưu chất lỏng. Protein đóng vai trò trong việc giữ chất lỏng tích tụ trong các mô, đặc biệt là ở bàn chân và mắt cá chân. Thiếu protein gây phù nề hoặc cơ thể giữ nước, dẫn đến sưng ở các bộ phận khác của cơ thể như dạ dày, bàn tay và bàn chân. Nó cũng dẫn đến các khớp xương cứng, huyết áp cao. 

Nếu bạn đang ăn các thực phẩm có nguồn gốc động vật như thịt, cá, trứng, sữa… mỗi ngày, bạn có thể kiểm soát khá tốt nguồn protein. (Ảnh minh họa)

Chế độ ăn thiếu protetin có thể gây suy yếu tinh trùng nghiêm trọng

Nghiên cứu mới nhất chế độ ăn uống chứa một nửa số lượng protein tiêu chuẩn cho kết quả: chất lượng tinh trùng thấp, lỏng. Chưa dừng lại ở đó, thế hệ sau của lượng tinh trùng này có khả năng cao bị béo phì và tiểu đường loại 2. Các nhà khoa học nói rằng điều này là do sự mất cân đối về chất đạm trong khẩu phần ăn, ảnh hưởng đến chất lượng của DNA được truyền từ người cha sang đứa trẻ.

Hệ miễn dịch suy yếu

Khi hệ miễn dịch suy yếu, cơ thể dễ bị mắc bệnh hoặc sẽ mất nhiều thời gian để phục hồi. Các tế bào miễn dịch được tạo từ protein, do đó bạn sẽ phải chịu một hiệu ứng domino nếu chế độ ăn uống không cân bằng.

Nguồn: Gia đình Việt Nam