Dòng sự kiện:

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng "lớn nhanh như thổi"

Theo MarryBaby
07:22 19/11/2017
Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng "lớn nhanh như thổi" không chỉ tuân thủ nguyên tắc dinh dưỡng đầy đủ mà còn phân bổ các bữa ăn hợp lý.

Giai đoạn ăn dặm là cột mốc phát triển quan trọng của trẻ sau khi sinh. Thời điểm thích hợp nhất là 6 tháng tuổi nhưng cũng có bé đòi ăn sớm hơn. Chuẩn bị kiến thức và tinh thần sẵn sàng sẽ giúp mỗi bữa ăn là một niềm vui của bé, không phải cuộc chiến.

Sự phát triển của bé 7 tháng

Theo các chuyên gia dinh dưỡng bé 7 tháng tuổi sẽ có sự tăng trưởng về chiều cao và cân nặng trung bình khoảng:

  • Bé trai nặng khoảng 8,3 kg và cao 69,2 cm
  • Bé gái cân nặng khoảng 7,6cm và cao 67,3 cm

7 tháng tuổi là cột mốc phát triển về trí tuệ và thể chất nhanh của bé

Bé có thể cao hơn hoặc nhẹ cân hơn một chút mẹ không cần quá lo lắng. Cũng bắt đầu từ giai đoạn này, trẻ sẽ phát triển nhanh về cả thể chất lẫn trí thông minh. Cung cấp một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và hợp lý cho nhu cầu của bé sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện.

Nguyên tắc cần tuân thủ khi cho bé ăn dặm

Trẻ mới bắt đầu ăn dặm, có 3 nguyên tắc cơ bản mẹ cần nhớ đớ là:

  • Ăn từ loãng đến lỏng
  • Ít đến nhiều
  • Bắt đầu từ bột ngọt đến bột mặn

Thời gian đầu, mẹ có thể xay nhuyễn thực phẩm để bé dễ dàng nuốt và hấp thu theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật hoặc Pháp. Khi dạ dày của bé đã làm quen mẹ có thể thử cho bé ăn dặm với  một muỗng nhỏ bột loãng hoặc nước cơm, dần dần mới đa dạng hương vị với thịt bò, gà, heo, cá, trái cây, rau củ xay nhuyễn.

Với trẻ 7 tháng tuổi, mẹ cần nhớ thêm một số nguyên tắc:

  • Luôn duy trì việc bú sữa
  • Không nêm cho gia vị vào thức ăn
  • Nên nấu cháo theo tỉ lệ 1:7, tức là cứ 10gr gạo thì cần nấu với 70 ml nước.
  • Bắt đầu kết hợp cháo với các loại thịt, cá, rau, củ…để đa dạng bữa ăn
  • Thêm nhóm chất béo khi chế biến món ăn cho bé
  • Nếu không cho bé bú mẹ nên bổ sung thêm sữa ngoài.
  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý

    Ở tháng thứ 7, các bữa ăn dặm của bé vẫn nên duy trì từ 2 đến 3 bữa cháo bột/ngày và khoảng 800 ml sữa/ngày.

    Khi bé đã làm quên với cách ăn dặm và bắt đầu nhận biết được mùi vị thực phẩm quên thuộc mẹ nên nhanh chóng bổ sung cũng như kết hợp khéo léo các nguyên liệu với nhau để tránh tình trạng bé chán ăn và “dụ hoài mới được vài miếng”.

    Cùng với cháo, mẹ có thể có bé thử rau củ luộc mềm để tập cắn

    Nếu ở tháng thứ 6, mẹ cần cẩn thận khi nấu từng loại rau và thịt, cá cho bé thì tháng thứ 7 khi đã biết được sở thích cũng như thực phẩm trẻ bị dị ứng mẹ có thể thoải mái hơn trong việc thay đổi thường xuyên những loại cháo như thịt gà, bì, bột gao….để bé đỡ chán ăn. Đừng quên nấu cháo với các loại rau xanh cho bé. Thời điểm này mẹ có thể tăng từ 500gr đến 600gr/tháng để bé phát triển hoàn thiện nhất.

    Bên cạnh các bữa ăn chính mẹ cần tăng cường cho bé ăn thêm các bữa ăn phụ như ăn thêm sữa chua, váng sữa, trái cây chín có vị ngọt. Từ 19h trở đi nếu mẹ nên cho bé bú để tránh trường hợp bé bị đói vào đêm và quấy khóc.

    Tháng thứ 7, mặc dù bé chưa mọc răng nhưng bé đã có những biểu hiện của việc nhau các thức ăn mềm khi bạn đưa cho bé. Trong những bữa ăn mẹ có thể bày sẵn một vài loại rau củ luộc chín mềm để bé tự chọn lựa. Đây cũng là cách cho bé tập mút và cắn thức ăn mềm như rau, thịt. Tuy nhiên mẹ cần chú ý tránh trường hợp bé nhuốt cả miếng to vào dạ dày mà chưa được nhai kỹ.

    Một số thực phẩm thích hợp cho bé 7 tháng

    Ngoài các loại bột thì tháng thứ 7 thích hợp để mẹ bổ sung thêm một số thực phẩm như:

    Trái cây: Hoa quả chín giàu vitamin C. Mẹ chỉ cần loại bỏ hạt, xơ và vỏ và xay nhuyễn là có thể cho bé thưởng thức trong bữa ăn xế.

    Rau xanh: Tất cả các loại rau xanh đều thích hợp dùng cho trẻ 7 tháng tuổi. Nếu bé ăn tốt, rau xanh luộc chín mềm là một trải nghiệm thú vị dành cho bé.

    Chất đạm: Thịt và xương heo là thực phẩm giàu chất đạm cho thể cung cấp cho các bé. Thời điểm này một số bé có thể dùng được hải sản, tuy nhiên mẹ cũng cần cẩn trọng hoặc tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ.

  • Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi (tham khảo)

    Thực đơn Sáng Trưa Chiều Tối Đêm
    Ngày 1

     6h: Bú sữa (khoảng 150ml)

    8h: Ăn dặm( cháo bột +rau xanh + thịt heo)

     11h: Bú sữa (khoảng 150ml) và 1/4 quả chuối nghiền

     14h: 1/4 quả thơm ép

    16h: Bột gạo lức trộn sữa

     19h: Bú sữa (khoảng 150ml)  Bú sữa theo nhu cầu( khoảng 200ml)
    Ngày 2

     6h: Bú sữa (khoảng 150ml)

    8h: Ăn dặm cháo bí đỏ + thịt heo

     11h: Bú sữa (khoảng 150ml) và 1/4 quả táo nghiền

    14h: 1 ly bưởi ép nhỏ

    16h: Cháo thịt gà + bí xanh

     19h: Bú sữa (khoảng 150ml)  Bú sữa theo nhu cầu( khoảng 200ml)
    Ngày 3

     6h: Bú sữa (khoảng 150ml)

    8h: Ăn dặm cháo rau chùm ngây + thịt heo

     11h: Bú sữa (khoảng 150ml) và 1/4 quả bơ nghiền

    14h: 1 ly nước ép dưa hấu nhỏ

    16h: Bột gạo lức trộn sữa

     19h: Bú sữa (khoảng 150ml)  Bú sữa theo nhu cầu( khoảng 200ml)

    Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi mẹ có thể linh động theo nhu cần và sở thích của con để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết.

  • Nguồn: Gia đình Việt Nam