Dòng sự kiện:

Tiến sĩ Đại học Cambridge Tara Westover, 17 tuổi mới được cắp sách tới trường

12:03 22/03/2018
Đặt chân vào ngôi trường Cambridge nổi tiếng có thể không quá khó. Nhưng được họ cấp bằng Tiến sĩ khi chưa từng trải qua trường lớp chính thức nào trước đây thì có lẽ chỉ có Tara Westover mới làm được.

Cuộc đời của cô gái Tara quả thực như một câu chuyện cổ tích giữa thời hiện đại. Cô sinh ra và lớn lên tại vùng nông thôn Idaho, trong một gia đình có phần cực đoan trong suy nghĩ. Họ coi việc đến trường như một hình thức ‘tẩy não' của chính phủ. Và họ không cho phép con cái được bước dù chỉ một chân vào môi trường này.

Người cha dường như bị ám ảnh và thậm chí còn tàng trữ súng trong nhà. Ông luôn sẵn sàng đối mặt với ‘ngày tận thế' và chống lại mọi sự ảnh hưởng của chính phủ tới cuộc sống của gia đình.  

Lại kể đến ngày cả gia đình gặp tai nạn xe hơi nghiêm trọng, ai ai cũng ngoan cố không chịu đến bệnh viện. Vì họ coi các bác sĩ là một thế lực xấu xa không nên tiếp xúc.

Những suy nghĩ này ảnh hưởng đến cách sống của cả nhà rất nhiều. Họ áp đặt những quy tắc bất di bất dịch của chủ nghĩa ‘Mặc Môn' lên Tara. Tara mặc gì, thích gì và cách tiếp cận thế giới bên ngoài như thế nào cũng bị kiểm soát sát sao.

‘Hoang mang với nguy cơ bị tẩy não'

Đây quả là một cuộc sống tự lực khắc khổ và bạo lực giống như ‘Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên' phiên bản ‘lỗi'.  

Tara còn nhớ như in ông đã lo sợ các thế lực liên bang tấn công như thế nào. Và ông đã quyết định mua vũ khí công lực đủ mạnh để bắn hạ máy bay.

Điều này có nghĩa rằng, thời thơ ấu của cô con gái cưng gắn liền với những buổi cưỡi ngựa vượt núi và công việc khổ cực trong bãi phế liệu. Nhưng tuyệt nhiên, trường học không xuất hiện trong kí ức của cô. Thay vào đó cô sẽ học ở nhà.

Dù không được đào tạo bài bản, nhưng Tara vẫn được trường Đại học Cambridge Tiến sĩ .

Tại thời điểm đó, việc Tara không đến trường như các bạn đồng trang lứa không phải là chuyện lạ ở khu nông thôn nghèo. Cô từng phát biểu tại trường Đại học Cambridge: ‘Tôi đã nghĩ rằng chúng tôi làm vậy hoàn toàn đúng, chính họ mới là người không quan tâm tới vấn đề đạo đức và tinh thần. Họ đúng bị tẩy não rồi.'

Hiện nay Tara đã 31 tuổi và trong tháng này cô sẽ xuất bản cuốn tự truyện có tựa ‘Educated'. Hầu hết nội dung trong cuốn sách nói về việc tự học. Bởi lần đầu tiên cô ‘cắp sách' tới trường là khi cô học đại học năm 17 tuổi.

Mẹ và anh trai chính là những người đã giúp Tara biết đọc, biết viết. Nhưng cô không hề được học về lịch sử, địa lý, văn học hay mọi thứ về thế giới bên ngoài.

Tự học

Những cuốn sách cô được đọc cũng bị giới hạn như chính trình độ nhận thức thế giới của gia đình vậy. Và cô cũng phải đi làm từ rất nhỏ.

Nhưng cô cũng có một niềm tin mãnh liệt rằng, bạn sẽ học được mọi thứ nếu chịu để tâm.

Cô cũng cho biết, bố của cô từng khích lệ cô rằng chẳng ai có thể dạy con tốt hơn chính bản thân mình.

Mặc dù vậy, Tara cũng tự nhủ, chỉ khi cô đậu đại học mới có thể vượt qua lối suy nghĩ ‘ao làng' vốn có của gia đình. Rồi cô bí mật mua sách về tự học. Cô gái ngày đêm chăm chỉ ôn luyện tới khi đạt được mục tiêu.

Tuy nhiên, khi đậu Đại học năm 2003 khi 17 tuổi, cô cảm thấy như có ‘nỗi sợ vô hình' nào đó xâm chiếm không nguôi.

‘Tôi cảm thấy mình chẳng khác gì người rừng. Tôi luôn cảm thấy sợ hãi, hoảng sợ. Và đôi lúc còn không hiểu họ đang nói gì với tôi. Tôi sợ tất thảy mọi thứ trong lớp, vì đây là lần đầu tôi trải nghiệm một lớp học thực sự,' cô chia sẻ.

Không nên học dập khuôn

Kiến thức của Tara cách biệt rất lớn so với bạn học. Cô đã rất kinh ngạc khi lần đầu tiên nghe đến vụ thảm sát Holocaust trong lớp học lịch sử.

Cô chỉ biết tới duy nhất kiến thức về nô lệ trong một cuốn sách nói rằng quyền lời của chủ sở hữu nô lệ luôn rất nhỏ.

Từ khởi đầu không mấy thuận lợi này, Tara đã rất nỗ lực học hỏi và chứng minh bản thân.

Rất nhiều lần cô có cơ hội học tập tại trường Harvard, nhưng cô đã chọn Cambridge. Cô được Quỹ khuyến học Gates trao học bổng và học lên Tiến sĩ. Sau đó, vào năm 2014, khi mới 27 tuổi cô đã được vinh danh Tiến sĩ Westover tại trường Đại học Cambridge nổi tiếng. Đây quả là một vinh hạnh cho bao nỗ lực của cô gái trẻ khi chưa từng được học qua trường lớp nào trước đó.

Luận văn tiến sĩ của cô bàn về cộng đồng Utopian lý tưởng xuất hiện từ thế kỉ 19. Hành trình của Tara giúp cô nhận ra cái nhìn mới khác về giáo dục. Dù cách học cực đoan từ nhỏ của cô không phải hoàn hảo, nhưng cô vẫn chưa tìm thấy sự hài lòng về phương pháp giáo dục chính quy.

‘Điều đáng lo ở đây chính là quá trình học tập thụ động và khô khan. Một phương thức giáo dục dập khuôn. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều về cách mọi người giao phó kiến thức cho trường học mà không tự tìm hiểu. Tôi không bao giờ đồng ý với ý kiến đó,' cô cho biết.

Cô từng khá tách biệt với ba mẹ cũng như niềm tin họ tôn sùng. Việc loại bỏ những suy nghĩ cực đoan của ba mẹ đối với cô thực là một trải nghiệm khó quên.

Tuy vậy cô cũng không hoàn toàn hài lòng với cuộc sống hiện tại cũng như trải nghiệm thời đại học của mình.

Bạn có thể mất đi một số thứ, nhưng cũng sẽ phần nào biết ơn vì điều đó. Tara không gặp khó khăn khi kể lại quãng thời gian tăm tối, luôn phải đấu tranh với gia đình và những luật lệ hà khắc cô phải tuân theo. Điều khiến cô khó lòng nói hết chính là những điều đẹp đẽ, những điều cô đã mất đi, không bao giờ tìm lại được. Đó là tiếng cười của mẹ, vẻ nên thơ, hùng vĩ nước non. Nó khó khăn như thể bạn đến dự lễ cưới của một người bạn thực sự yêu thương vậy.

Theo Baodatviet