Dòng sự kiện:

Trẻ lớn lên trong môi trường song ngữ thường chậm nói

Trẻ chậm nói thường khiến bố mẹ lo lắng. Đừng so sánh con với bạn bè cùng trang lứa mà nên suy xét nguyên nhân từ phía gia đình trước mẹ nhé!

Dù trẻ đã biết đi, hoạt bát, lanh lợi nhưng vẫn chưa chịu nói. Trẻ chậm nói hơn so với bạn bè khiến nhiều mẹ đứng ngồi không yên. Có nhiều nguyên nhân khác nhau đã được chỉ ra về vấn đề này, lý do mới nhất được các bác sĩ chuyên khoa nhi Singapore chỉ ra là do môi trường song ngữ mà trẻ đang sống.

Tiến sĩ Natalie Epton, bác sĩ nhi khoa tại Singapore đã chia sẻ với tờ Young Parents: “Hầu hết trẻ nhỏ có thể nói lời đầu tiên vào lúc 14 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh nói một hoặc hai từ sớm hơn khi được 9 tháng”.

Trẻ chậm nói có thể là do sống trong môi trường sống sử dụng song ngữ

Cũng theo bác sĩ này, những em bé sơ sinh lớn lên trong môi trường sống sử dụng song ngữ thường chậm nói hơn. Trẻ sẽ tiếp xúc với ngôn ngữ mà các thành viên trong gia đình thường trao đổi và học nói bằng ngôn ngữ đó trước tiên.

Nếu trong vòng 18 tháng mà trẻ không có xu hướng nói chuyện vì chậm nói không còn thuộc về tính tự nhiên nữa và có vấn đề về phát triển cơ bản. Bố mẹ nên đưa bé đến các cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn.

Thông thường, bác sĩ chuyên khoa sẽ đề xuất kiểm tra thính giác để đảm bảo rằng bé vẫn nghe tốt và việc trẻ chậm nói không xuất phát từ vấn đề nghe. Ví dụ đơn giản hơn bạn có thể làm tại nhà là làm trẻ tập trung vào sự vật, sự việc nào đó và đứng phía sau gọi lớn. Nếu bé không quay lại, có thể là vấn đề thính giác.

Một nguyên nhân khác cũng có thể là do bé gặp vấn đề trong việc phát âm, khó sử dụng răng, lưỡi để tạo thành âm thanh.

Nếu sau khi kiếm tra y tế trẻ chậm nói không phải do vấn đề về sự phát triển, bố mẹ nên dành thời gian trò chuyện và chơi với bé nhiều hơn.