Dòng sự kiện:

Trẻ mẫu giáo đã có lòng tự trọng mạnh mẽ như người lớn

14:15 16/11/2015
Các nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Experimental Social Psychology phát hiện thấy rằng hầu hết những đứa trẻ có ý thức khá phát triển, yêu bản thân hơn.
“Một số phản ứng của lòng tự trọng đã được thiết lập ngay từ khi chúng 5 tuổi” – Tiến sĩ Dario Cvencek tại Đại học Washington và là tác giả chính của nghiên cứu, khẳng định trên tờ The Huffington Post: “Lòng tự trọng có thể thay đổi cùng với những kinh nghiệm sống và trưởng thành. Nó dễ uốn và xuất hiện sớm hơn so với trước đây”.
 
Trước đó, các nhà khoa học luôn cho rằng, trẻ mẫu giáo còn quá nhỏ để có thể phát triển ý thức tích cực hay tiêu cực về bản thân. Tuy nhiên, Andrew Meltzoff, đồng tác giả nghiên cứu cho rằng: “Những khía cạnh tương tác cha con có thể nuôi dưỡng và thúc đẩy lòng tự trọng ở trẻ? Hay chúng học được điều này từ trường? Và bắt đầu được hình thành từ khi nào. Đó là những vấn đề đặt ra mà các nhà nghiên cứu cần giải quyết”.
 
Các nhà khoa học vẫn không có công cụ đo lường lòng tự trọng ở trẻ mầm non. “Những đứa trẻ mẫu giáo có thể nói rằng “Cháu chạy rất giỏi” hoặc những cách nói khác để người lớn có thể khen ngợi chúng, nhưng chúng lại không thể khẳng định rằng chúng là người tốt hay người xấu” - Cvencek cho biết. Vì vậy, trong nghiên cứu của mình, ông cùng các đồng nghiệp đã tiến hành một cuộc thử nghiệm mới được gọi là Preschool Implicit Association Test (PSIAT – tạm dịch: mối lên kết tiềm ẩn trẻ mầm non), nhằm đo cảm xúc tích cực hay tiêu cực của bản thân những đứa trẻ. 234 bé trai và gái 5 tuổi sống ở bang Washington đã tham gia cuộc khảo cứu này.
 
Tương tự các nhà khoa học cũng thực hiện bài kiểm tra như vậy với người lớn. Họ sẽ tiết lộ những thái độ và niềm tin của mình đối với những thành kiến liên quan đến chủng tộc, giới tính, tuổi tác và các chủ đề khác. Bên cạnh đó, các nhà khoa học sẽ xem xét phản ứng của những người lớn trước những bảng từ “íc kỷ” và “bao dung” hoặc “cái khác” và “không hài lòng”.
 
Trong khi đó, những đứa trẻ sẽ được cầm hai lá cờ “tôi” và “không phải tôi”, sau đó chúng sẽ cắm lá cờ theo ý mình vào một các từ “tốt” (vui vẻ, hạnh phúc, tốt, đẹp) và “xấu” (xấu, điên rồ, kém cỏi, kinh tởm). Kết quả cho thấy, những đứa trẻ 5 tuổi này để lá cờ “tôi” vào những từ “tốt” nhiều hơn so với các từ “xấu”. Điều này cân bằng ở cả nam và nữ. Có thể thấy, lòng tự trọng được hình thành khá sớm. Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa bé trai và bé gái do chịu ảnh hưởng từ môi trường sống và giới tính.

“Lòng tự trọng đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành bản sắc cá tính trong mỗi con người. Phát hiện của chúng tôi cho thấy, trong 5 năm đầu tiên của trẻ là nền tảng cho cuộc sống của những đứa trẻ sau này” – Cvencek nhấn mạnh. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn tiếp tục theo dõi những đứa trẻ nghiên cứu để xem xét liệu lòng tự trọng thời thơ ấu có ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe và học tập của những đứa trẻ. Họ cũng quan tâm đến tính mềm dẻo lòng tự trọng sẽ thay đổi thế nào cùng với sự trau dồi của kinh nghiệm sống.

Linh An

Nguồn: Gia đình Việt Nam