Dòng sự kiện:

Trẻ thấp lùn hơn bạn bè có nguy cơ đột quỵ cao hơn khi trưởng thành

Theo MarryBay
21:00 19/10/2018
Tăng chiều cao cho trẻ không khó, nhất là ở giai đoạn từ 0-5 tuổi. Chỉ bằng các thực phẩm thường ngày và một chế độ tập luyện nhẹ nhàng mẹ có thể ngăn ngừa nguy cơ trẻ thấp lùn và tránh xa đột quỵ khi trưởng thành.

Có ba giai đoạn phát triển chiều cao quan trọng đối với đời người. Đó là khi trong bụng mẹ, thai nhi đã bắt đầu phát triển, sau đó là 3 năm đầu đời và giai đoạn tiền dậy thì kéo dài đến hết dậy thì. Nếu không bổ sung đầy đủ dưỡng chất vào những thời điểm cần thiết, trẻ thấp lùn là chuyện hoàn toàn có thể xảy ra.

Trẻ thấp lùn có nguy cơ đột quỵ cao hơn khi trưởng thành là có thật

Thấp lùn, trước nhất về tâm lý có thể trẻ mất tự tin trước bạn bè, sau đó dần ảnh hưởng đến quá trình học tập. Thậm chí, về sức khỏe còn khiến bé có nguy cơ đột quỵt cao hơn khi trưởng thành.

Đừng để trẻ thấp lùn trong khi có rất nhiều cách để tăng chiều cao cho bé

Đây không phải lời nói suông mà các nhà nghiên cứu đã đưa ra những bằng chứng cụ thể. Daily Mail mới đây đã đăng tải kết quả nghiên cứu của Đại học Copenhagen (Đan Mạch) về việc những đứa trẻ thấp hơn chiều cao trung bình khoảng 5 cm có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn 7% đến 11% so với những bạn cùng trang lứa.

Giai đoạn từ 0- 5 tuổi trẻ phát triển chiều cao rất nhanh, cha mẹ nên chú ý bổ sung dinh dưỡng phù hợp. Dưới đây là bảng cân nặng của bé từ 2-5 tuổi theo WHO:

Bé trai

Tuổi Trung bình Suy dinh dưỡng Thừa cân
2 tuổi 12,2kg – 87,8cm 9,7kg – 81,7cm 15,3kg
3 tuổi 14,3kg – 96,1cm 11,3kg – 88,7cm 18,3kg
4 tuổi 16,3kg – 103,3cm 12,7kg – 94,9cm 21,2kg
5 tuổi 18,3kg – 110cm 14,1kg – 100,7cm 24,2kg

Bé gái

2 tuổi 11,5kg – 86,4cm 9kg – 80cm 14,8kg
3 tuổi 13,9kg – 95,1cm 10,8kg – 87,4cm 18,1kg
4 tuổi 16,1kg – 102,7cm 12,3kg – 94,1cm 21,5kg
5 tuổi 18,2kg – 109,4cm 13,7kg – 99,9cm 24,9kg

Các thông tin nghiên cứu dựa vào dữ liệu của 300.000 trẻ ở độ tuổi đi học, sinh trong thời gian từ 1930 đến 1989. GS Jennifer Baker của Đại học Copenhagen, một trong những nhà nghiên cứu, chia sẻ với Daily Mail: “Nghiên cứu của chúng tôi đã đưa ra khuyến nghị chiều cao của trẻ có thể là một chỉ số để cảnh báo nguy cơ bị đột quỵ và nên chú ý thêm để có những điều trị nhằm giảm nguy cơ này”.

3 cách “thổi” chiều cao cho bé khi bố mẹ lùn

Bố mẹ lùn con chưa chắc đã lùn bởi thời nay, chuyện tăng chiều cao cho con không quá khó. Chỉ cần:

  • Chế độ ăn: Ngay từ khi trẻ bắt đầu ăn dặm cần có chế độ dinh dưỡng khoa học, chú trọng nhóm protein (thịt, cá, trứng, sữa, đậu nành), rau củ. Khi trẻ lớn hơn cần đảm bảo đủ lượng chất đạm và năm nhóm thực phẩm trong mỗi bữa ăn chính gồm bột, béo, đạm, rau, trái cây.
  • Tập luyện: Các bé 3-4 tuổi, cho bé tham gia  trò chơi vận động não bộ và chiều cao. Bé từ 4-5 tuổi nên học bơi 2 buổi/ tuần và 2 buổi cách nhau 3 ngày, mỗi buổi không quá 45 phút. Khi bé 8 tuổi, có thể tăng 3 buổi/tuần. Mỗi buổi không quá 60 phút.
  • Ngủ sớm: Ngay từ nhỏ nên duy trì thói quen ngủ trước 22h đêm. Hormone tăng trưởng tiết ra tối đa từ 23h tới 2-3h sáng, nhờ đó xương sẽ dài ra.
  • Nguồn: Gia đình Việt Nam