Dòng sự kiện:

Trẻ “tự cứu” mình bằng kỹ năng tự nổi trên mặt nước

17:34 30/07/2015
Dạy con kỹ năng tự nổi trên mặt nước là hết sức cần thiết để con có thể tự cứu mình trong những trường hợp khẩn cấp xảy ra.

Tin liên quan

  • Bà mẹ 8 con chia sẻ 9 kỹ năng sống cần dạy bé trước 6 tuổi
  • Cách dạy con cực kỳ nghiêm khắc của tỷ phú Mỹ Mark Cuban
[mecloud]wTc1jyeuiO[/mecloud]

Việt Nam là một đất nước có nhiều sông, hồ, biển, suối và có nhiều vùng lũ lụt quanh năm. Hàng năm ở Việt Nam không ít trường hợp trẻ bị chết đuối, trẻ bị tai nạn nước... Việc dạy con học bơi từ sớm là cách để con tự bảo vệ mình và dạy con khả năng tự vệ cũng đóng góp vào việc phát triển trí não và thể lực của con.

Chúng ta vẫn hay lầm tưởng các em bé nhỏ tuổi tưởng chừng như yếu ớt, khả năng tự vệ kém thì không nên học những môn mạo hiểm. Nhưng thực ra, trẻ 6 tháng có thể tự mình có kỹ năng nổi trên mặt nước như một khả năng bẩm sinh.

Các nghiên cứu cho thấy trẻ chưa biết đi cố gắng nổi trên mặt nước y như cách chúng cố gắng bò trên mặt đất vậy. Vì vậy, nếu mẹ muốn con thông thạo kỹ năng bơi lội, xử lý tốt tình huống trong nước thì nên cho con học bơi sớm.

Cha mẹ lưu ý:

- Đối với môi trường lạ lẫm như nước thì trẻ con rất sợ. Việc bố mẹ cần làm là giúp trẻ con vượt qua nỗi sợ hãi đấy. Bố mẹ luôn ở bên cạnh con lúc để con có cảm giác mình được bảo vệ. Nếu có thể, bố mẹ nên là người hướng dẫn con học bơi.

- Tạo niềm vui cho con mỗi khi ở dưới nước: Để vượt qua nỗi sợ, mẹ nên tạo niềm vui cho con khi ở dưới nước. Hãy cho con tới khu vực bơi an toàn như hồ bơi trẻ con. Cùng con chơi đùa dưới nước. Sau đấy từng bước từng bước dạy con bơi.

- Ban đầu, khi trẻ sẽ sợ hãi, khóc lóc thì nên dừng lại, nói chuyện với trẻ. Thay đổi hoạt động vui chơi khác để cho trẻ quên đi. Và thử lại vào lần khác.

- Nếu trẻ có ngã xuống nước và sửng sốt, không nên tỏ thái độ lo lắng, lo sợ mà nên chỉ cho con thấy cđó là một trải nghiệm thú vị. Và không quên khen ngợi trẻ khi trẻ khi trẻ làm được. Khi dạy, nên nhìn thẳng vào mắt bé để bé lắng nghe và hiểu những gì sắp diễn ra.

- Nên cho trẻ làm quen với nước trước khi cho trẻ ra hồ bơi. Mẹ có thể tận dụng vào lúc tắm vòi hay tắm bồn ở nhà . Để trẻ không còn cảm giác sợ nuốt phải nước hay nước vào mũi vào tai.

- Khi bắt đầu dạy trẻ bơi, mẹ nên giữ phần cổ và đầu của con nổi trên mặt nước vừa di chuyển con trong nước vừa nói chuyện và cười đùa với con.

- Để con có thể học bơi sấp, đối với trẻ còn non, thì nên cho trẻ học trong bồn tắm hay thau đủ rộng. Đổ nước vừa phải để bé tự học cách ngẩn cổ lên mặt nước nhưng phần thân dưới vẫn có thể chạm nước. Trẻ sẽ học được cách đạp chân dưới nước để bơi.

- Việc học bơi nên tiến hành đều đặn hàng tuần và thời lượng phụ thuộc vào niềm thích thú của trẻ.

- Đối với trẻ 6 tháng thì trẻ cần học khả năng tự xoay mình trong nước, thở khi chìm trong nước, tự bơi sấp vào bờ ở cự ly ngắn.

Các bước bố mẹ cần tuân thủ để dạy con tự nổi trên mặt nước:

Dạy bé đá chân: Để bé có thể nổi được trên mặt nước, bạn cần chỉ cho bé biết cách đạp khi ở dưới nước. Trong bể bơi, bạn chỉ cho trẻ cách giữ thành bể hoặc để trẻ nằm sấp và bạn đỡ bụng con, sau đó trẻ sẽ duỗi thẳng chân ra và đạp thật mạnh. Ban đầu trẻ chỉ tập đạp chân thật mạnh sao cho phần thân sau có thể nổi lên mặt nước.

Nín thở và thở trong nước: Kỹ năng nín thở và thở trong nước cũng rất quan trọng. Bạn có thể dùng sức của mình bế ngang thân bé, úp mặt bé xuống nước để bé tập nín thở. Tuy nhiên, bạn phải chú ý quan sát bé, tránh trường hợp vô ý quên đi sẽ làm bé bị ngạt nước.

Tập với tay: Sau khi nhuần nhuyễn với đá chân và nín thở, bạn luyện cho bé tập khua tay trong nước. Ban đầu, bạn tập mẫu để bé có thể nhìn và học theo, sau đó bạn hướng dẫn lại cho bé cách đặt tay như thế nào cũng như cách khua tay sao cho cản được nước dễ dàng nhất.

Chuyển động đầu: Việc chuyển động được đầu cũng vô cùng quan trọng vì hành động này giúp bé lấy được không khí trong khi bơi và từ đó có thêm sức để bơi.

Bơi ngửa: Bằng việc có thể nổi ngửa trên mặt nước, em bé có thể học bơi, lật qua để đón hơi thở và làm thêm một số động tác khác. Bài tập bơi ngửa này rất đơn giản - dùng hai tay đỡ lưng bé, để con nằm ngửa  và giúp con nổi.

Lúc đầu mẹ cần giữ chặt bé để con cảm thấy an toàn và làm quen với cảm giác “mới lạ” này. Sau đó, thả lỏng tay và giảm dần đồ tiếp xúc của tay mẹ với lưng bé cho đến khi bé hoàn toàn có thể tự nổi ngửa. Nếu bé không thoải mái ở vị trí này bạn có thể sáng tạo các cách làm khác như để trẻ gối đầu trên vai của mẹ, hoặc dùng tay mẹ làm gối đầu cho bé để bé quen với vị trí nằm ngang.

Khi đã nhuần nhuyễn kết hợp được tất cả các thao tác này, bố mẹ có thể yên tâm trẻ có thể “tự cứu” mình trong những trường hợp khẩn cấp xảy ra.

Lam Anh (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Xem thêm video:

[mecloud]qIAnPyLcri[/mecloud]