Dòng sự kiện:

Trị bỏng khẩn cấp cho trẻ bằng những thứ có sẵn trong nhà

21:37 29/08/2016
Trị bỏng khẩn cấp cho trẻ bằng những thứ có sẵn trong nhà như trứng, gừng, mật ong... cực hiệu quả.

Khi bị bỏng, dù là bỏng nặng hay nhẹ thì đều cần sơ cứu vết bỏng bằng nước lạnh. Việc này giúp hạ nhiệt vết thương và giúp vết bỏng không bị sâu. Hãy ngâm vết bỏng vào nước lạnh từ 15 – 20 phút. Không nên ngâm lâu hơn vì sẽ làm tổn thương lớp biểu bì bên ngoài. Trong trường hợp khẩn cấp có thể ngâm vết bỏng bằng nước bẩn, nhưng sau đó phải rửa lại bằng nước sạch ngay.

Sau đó cần áp dụng ngay các phương pháp điều trị tốt nhất là trong vòng 10-15 phút. 

Dưới đây là cách trị bỏng khẩn cấp cho trẻ bằng những thứ có sẵn trong nhà:

 Nha đam

Sau khi rửa vết bỏng dưới vòi nước lạnh, lấy lá nha đam cắt lát (lấy phần có nhiều dịch nhờn) đắp lên vết bỏng có tác dụng giảm đau se mặt và giúp vết thương mau lanh, đây là một cách chữa trị bỏng nhẹ rất hiệu quả. Nếu không có lá nha đam tươi bạn có thể dùng kem bôi có chứa tinh chất nha đam.

Gừng già

Mài với nước, thoa lên sẽ làm bớt đau, tiêu viêm, phòng làm mủ độc.


Củ kiệu 

Giã nát hòa với mật ong bôi lên vết bỏng.

Mè(Vừng)

Giã nát bôi hoặc dùng dầu mè bôi lên vết bỏng.

Baking Soda

Hòa baking soda với nước, thoa lên vùng da bị tổn thương, sẽ góp phần rất lớn giúp da đỡ đau rát. Đối với những vết cháy nắng trên diện rộng như ở lưng, hay đùi, đổ nửa cốc soda vào bồn tắm và ngâm mình trong bồn ít nhất 10 phút. Nếu vết bỏng tương đối nhỏ (ở vai, cánh tay), trộn  baking soda  với nước đá, nhúng khăn mặt vào dung dịch, rồi đắp lên da.

Dùng rau lang

Lấy một nắm ngọn rau lang, rửa sạch, giã nát đắp lên vết bỏng sẽ làm cho vết thương giảm đau rất nhanh và giảm phồng bọng nước.

Lá Trầu không

Lá trầu không tươi 2 hoặc 3 lá, cắt thật nhỏ, cho vào một cốc con. Dội nước sôi vào cho ngập lá trầu không, làm như khi ta pha chè. Đợi chừng 10-15 phút cho chất thuốc trong lá trầu thôi ra nước. Dùng nước này rửa các vết loét, vết chàm, mụn nhọt. Ngày làm như vậy 2-3 lần.

Nếu vết loét đã rửa bằng lá trầu không vẫn còn có nước vàng rỉ ra thì có thể dùng giấy bản đốt lấy tro mà đắp vào. Rất chóng khỏi.

Lá Xà lách

Dùng một nắm, rửa sạch nấu với dầu dừa cho sền sệt, để nguội và đắp vào chổ bị bỏng.


Lòng trắng trứng gà

Dùng lòng trắng của trứng gà hoặc trứng vịt quết lên vết bỏng. Nhớ dùng vật liệu mềm hoặc gấp quá thì dùng tay phết nhẹ, tránh làm tổn thương vết bỏng. Nên quết từ ngoài vào, từ chỗ lành vào trong. Đợi lòng trắng trứng khô thì quết thêm lớp nữa chồng lên. Cứ làm như vậy liên tục trong 1,2 giờ đầu. Sau đó khoảng 3 - 4 giờ quết lại 1 lần.


Mật ong

Mật ong từ lâu đã được sử dụng để điều trị các vết bỏng nhẹ. Theo các bác sĩ từ viện Bỏng quốc gia, trong mật ong có chứa nhiều thành phần có tác dụng kháng khuẩn, sử dụng mật ong giúp vết bỏng không bị nhiễm trùng và lan rộng. Cách làm như sau: sau khi đã làm mát vết thương bằng nước lạnh, lấy băng gạc thấm mật ong và đắp lên vết bỏng. Lặp lại từ 3 – 4 lần/ngày.

Khi nào cần đến bệnh viện?

– Một cánh tay hoặc cả đùi bị bỏng.

– Bỏng các phần quan trọng như phần đầu, phần khớp, phần xương chậu.

– Bỏng sâu vào trong da.

– Trẻ bị hôn mê, thở gấp.

Khi tình hình nguy cấp nên dùng khăn bông ướt hoặc gạc đã qua khử trùng lau thân thể của trẻ sạch sẽ và lập tức đưa đến viện.

Minh Sang (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam