Dòng sự kiện:

Trung Quốc: Rộ thông tin 10 trẻ tử vong vì ăn vải khi đói, chuyên gia nói gì?

Theo Sina/Phununews
15:50 13/06/2018
Thông tin "10 trẻ em tử vong vì ăn vải khi đói" được báo chí Trung Quốc đăng tải năm 1999 một lần nữa khiến dư luận nước này xôn xao.

Là loại trái cây đặc trưng của mùa hè và được nhiều người yêu thích, không chỉ người lớn mà có cả trẻ nhỏ. Tuy nhiên, không ít những thông tin và cảnh báo được đưa ra khiến dân mạng xôn xao.

Mới đây, dư luận Trung Quốc dấy lên mối lo ngại khi cho trẻ ăn vải bởi thông tin được báo chí đưa từ năm 1999 rằng "10 trẻ nhỏ tử vong vì ăn vải khi đói".

Trẻ ăn vải khi bụng đói có thể gây tử vong hay không?

Như thông tin đã đưa cách đây 9 năm, một bệnh viện ở Khâm Châu (Trung Quốc) đã tiến hành phân tích lâm sàng với 71 trường hợp bệnh nhân nhi nhập viện với tình trạng sức khỏe yếu, nguyên nhân được cho là ăn vải khi đói. 10 trong số 71 trẻ đã tử vong do nhập viện quá muộn với triệu chứng co giật.

Thông tin lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội và khiến các bậc cha mẹ trở nên e dè hơn khi cho con ăn loại trái cây này, vậy trẻ ăn vải khi bụng đói có thể gây tử vong hay không?

Đi tìm câu trả lời cho vấn đề này, phóng viên Trung Quốc liên hệ với lãnh đạo bệnh viện Nhân dân số 1, thành phố Khâm Châu, tỉnh Quảng Đông và nhận được lời khẳng định bệnh viện chưa từng tiếp nhận ca bệnh nhi nào như vậy.

Ngoài ra, theo chia sẻ của giám đốc Sở dinh dưỡng - Yang Renhua thuộc bệnh viện Nhân dân số 1 thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang cũng chưa từng có trường hợp trẻ tử vong do ăn vải. Tuy nhiên, các bác sỹ cũng khuyến cáo chúng ta không nên ăn vải khi bụng đói.

Giám đốc khoa Y học của bệnh viện chữ thập đỏ thành phố Hàng Châu – bác sỹ Du Jing đưa ra lời giải thích: "Trong vải có chứa nhiều hợp chất hóa học C5H9NO2 (proline, một loại axit amin) có tác dụng làm giảm đường huyết. Lượng đường trong loại trái cây này có thể kích thích tế bào tụy hoạt động hết công suất, tiết ra một lượng lớn insulin. Khi đói, vốn dĩ đường huyết đã thấp nếu ăn nhiều vải sẽ khiến hạ đường huyết đột ngột gây hại cho sức khỏe".

Bác sĩ Song Linglan khoa dinh dưỡng, bệnh viện ung bướu tỉnh Chiết Giang nói thêm: "Hệ nội tiết và hệ thần kinh ở người trưởng thành ổn định hơn so với trẻ nhỏ. Do đó tình trạng hạ đường huyết ở trẻ có nguy cơ gây hại khó lường. Ngoài ra, người già khi sức khỏe yếu cũng không nên ăn vải trong lúc đói".

Tháng 5 vừa qua, tại bệnh viện Bảo An ở Thâm Quyến (Trung Quốc) đã tiếp nhận một bệnh nhân là cậu bé 7 tuổi bị ngất xỉu sau khi ăn vải.

Sau khi trở về nhà vì đói bụng, cậu bé đã ăn liền 20 quả vải. Tuy nhiên sau khi ăn xong, cậu bé đột nhiên sùi bọt mép, mồ hôi chảy ra ướt đẫm và ngất xỉu. Ngay lập tức, gia đình đã đưa em tới bệnh viện.

Các bác sĩ chẩn đoán cậu bé bị hạ đường huyết cấp tính do ăn vải. May mắn khi gia đình đã đưa em tới bệnh viện kịp thời nên không gây nguy hiểm tới tính mạng.

Không chỉ riêng Trung Quốc, mối nguy hiểm từ quả vải từng được cảnh báo ở Ấn Độ. Một nghiên cứu từng được công bố trên tạp chí The Lancet số tháng 2 chỉ ra các trẻ em ở quốc gia này đã bị ngộ độc vải với biểu hiện co giật đột ngột và mất ý thức. Con số lên tới hơn 100 em tử vong, khiến các bác sĩ bối rối. Theo Vnexpress.net đưa tin

Phần lớn nạn nhân là trẻ em nghèo ở khu vực trồng vải chính của Ấn Độ. Các em thường ăn vải rụng xuống đất trong vườn. Hậu quả là chúng thường thức giấc và la hét vào ban đêm trước khi trải qua những cơn co giật và mất ý thức vì bị phù não trước khi tử vong.

Các nhà chức trách y tế khuyến cáo cha mẹ đảm bảo trẻ nhỏ ăn tối đầy đủ và hạn chế số lượng vải cho con ăn. Trẻ có triệu chứng mắc bệnh cần được điều trị nhanh chóng chứng hạ đường huyết. Nhờ đó, số lượng ca mắc bệnh giảm từ hàng trăm xuống khoảng 50 trường hợp mỗi năm, theo New York Times.

Những lưu ý khi cho trẻ ăn vải ?

- Với trẻ em, hệ tiêu hóa còn yếu, dó đó bạn cần cho bé ăn một lượng vừa phải, không nên chiều con mà để bé ăn quá nhiều khiến bé bị bệnh. Mỗi lần chỉ nên cho bé ăn khoảng 100g vải tươi (khoảng 5 - 6 quả).

- Khi cho trẻ con ăn, không được ăn quá năm quả; không nên ăn mỗi vải mà trước đó nên ăn cơm để tránh tình trạng hạ đường huyết.

- Với những loại quả có hạt dễ bị trôi, trơn nhưng quả vải, các mẹ nên tách sẵn cùi và hạt vải để trẻ có thể ăn dễ dàng hơn và tránh trường hợp trẻ nuốt luôn hạt khi ăn.

- Có thể uống ít nước muối, trà lạnh, canh đậu xanh trước hoặc sau khi ăn vải, cũng có thể ngâm vải trong nước muối nhạt hoặc cho vào tủ lạnh đông cứng mới ăn, như vậy có thể tránh chứng “hư hỏa”.

- Khi trẻ có những triệu chứng như đói, không có sức, đau đầu… cần cho uống nước đường để giảm nhẹ triệu chứng.

Nguồn: Gia đình Việt Nam