Dòng sự kiện:

Từ A-Z về bệnh sởi ở ở trẻ em: Chớ coi thường sởi!

Theo MarryBay
06:07 18/10/2018
Với tốc độ lây nhiễm cao, bệnh sởi ở trẻ em được xem là một trong những "sát thủ" gây tử vong hàng đầu đối với bé dưới 5 tuổi. Mẹ có chắc là mình đã hiểu hết về "tên giết người" hàng loạt này và cách chữa trị khi trẻ sơ sinh bị sởi?

Cùng với bệnh tay chân miệng thì bệnh sởi chính là bệnh trẻ em khiến nhiều mẹ thấp thỏm đứng ngồi không yên mỗi khi có dịch. Sởi sẽ thực sự nguy hiểm khi mẹ lơ là triệu chứng ban đầu, để đến giai đoạn phát bệnh mới tìm cách điều trị.

Bệnh sởi là gì?

Sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus gây ra, có khả năng lây lan nhanh chóng qua đường hô hấp thông qua các chất tiết của mũi, họng,… khi bệnh nhân nói chuyện hoặc hắt hơi. Nếu phát hiện con có các triệu chứng bất thường như ho nhiều, sốt cao, biếng ăn, sau khi phát ban vẫn tiếp tục sốt, mẹ cần nghĩ ngay tới bệnh sởi để đưa bé đi bệnh viện kịp thời.

 

Bệnh sởi ở trẻ em có nguy hiểm không?

Thông thường, sởi có thể điều trị đơn giản và có thể hồi phục nhanh chóng. Tuy nhiên, một số trường hợp, sởi có thể dẫn đến nhiễm trùng tai, tiêu chảy hoặc viêm phổi. Sởi có thể là nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm não ở trẻ em, gây co giật, thậm chí tử vong.

Sởi có khả năng gây biến chứng cao nếu không được điều trị kịp thời

Bệnh sởi có ngứa không?

Ở giai đoạn khỏi phát bệnh thường không gây ngứa hoặc ngứa rất ít. Chỉ đến khi giai đoạn đã nổi ban thì lúc này hầu như tình trạng ngứa xuất hiện khắp người gây ra cảm giác khó chịu cho người bệnh. Nếu là trẻ em ngứa đồng thời gây nên tình trạng quấy khóc, chán an, chán chơi…

Bệnh sởi lây qua đường nào?

Theo các chuyên gia, khả năng lây nhiễm của bệnh sởi thuộc có tốc độ “tên lửa”. Hơn 90% các trường hợp nhiễm sởi là do lây truyền từ người này sang người khác.

Bệnh được truyền qua không khí, khi người bệnh hắt hơi hoặc ho, vi khuẩn gây bệnh sẽ được phát tán vào không khí. Ngoài ra, khi tiếp xúc với dịch cơ thế như nước mũi, nước bọt, khả năng lây nhiễm bệnh cũng khá cao, nhất là đối với những bé chưa được tiêm phòng.

Dấu hiệu bệnh sởi ở trẻ dưới 1 tuổi

Sởi bắt đầu với những vết ban đỏ đi từ mặt và di chuyển khắp cơ thể. Ngoài ra, bé còn có thể bị sốt, chảy nước mắt, nước mũi đi kèm phát ban. Chỉ với một xét nghiệm đơn giản, bác sĩ có thể xác định liệu bé cưng có bị nhiễm sởi. Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết theo diễn tiến của bệnh:

Thời kỳ ủ bệnh

Kéo dài 10-12 ngày, không có dấu hiệu rõ rệt nhưng trẻ có thể sốt nhẹ.

Thời kỳ khởi phát 

Là giai đoạn bệnh dễ lây lan nhất, kéo dài từ 3 – 5 ngày. Trẻ có thể bị sốt cao tới 40oC kèm nhức đầu, nhức cơ cùng cảm giác mệt mỏi kéo dài. Khi sốt cao, trẻ có thể bị co giật. Bên cạnh đó là các dấu hiệu như: ho khan, chảy nước mắt, nước mũi, mắt đỏ, hắt hơi, sổ mũi, có thể kèm tiêu chảy. Đặc biệt, bên trong gò má xuất hiện những chấm trắng nhỏ, đây là dấu hiệu đặc trưng của bệnh sởi.

Thời kỳ phát ban

Các nốt ban màu hồng nhạt dính vào nhau xuất hiện từ sau tai rồi lan dần ra hai bên má, cổ, ngực, bụng và hai tay trong vòng 24 giờ. Trong 48 giờ tiếp theo, ban có thể lan xuống đùi và bàn chân. Ban mọc càng dày chứng tỏ tình trạng bệnh càng nặng, đặc biệt khi ban mọc trong lòng bàn tay, bàn chân. Nếu bệnh nghiêm trọng, trẻ có thể bị chảy máu mũi, miệng và xuất huyết tiêu hóa.

Thời kỳ phục hồi

Các nốt ban dần biến mất theo thứ tự xuất hiện, để lại những mảng thâm trên da.

Phân biệt bệnh sởi và sốt phát ban thông thường

Sởi và sốt phát ban ở trẻ sơ sinh có những triệu chứng giống nhau ở thời kỳ khởi phát và ủ bệnh. Chỉ khi chuyển sang giai đoạn phát ban thì có sự khác nhau giữa ban thông thường và ban sởi như:

  • Nếu là phát ban thông thường thì chỉ là những ban đỏ, mịn, sáng, nổi đồng loạt khắp cơ thể và sau khi bay thường không để lại sẹo hoặc vết thâm.
  • Nếu là phát ban do sởi thì có những đặc trưng như: Bắt đầu ban xuất hiện ở sau tai, sau đó lan ra mặt, xuống ngực, bụng và lan ra toàn thân. Đặc điểm dễ nhận biết của ban sởi là ban có dạng sẩn, gồ lên mặt da, khi bay sẽ để lại những vết thâm trên da.

Cách điều trị bệnh sởi ở trẻ sơ sinh

Chưa có biện pháp điều trị dứt điểm bệnh sởi. Thông thường, hệ miễn dịch sẽ tự loại bỏ virus sởi trong vòng 7- 10 ngày. Điều trị sởi chủ yếu là đi điều trị triệu chứng.

Thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt chỉ có tác dụng hạn chế bớt những khó chịu mà bệnh sởi gây ra, không có tác dụng điều trị. Tùy sức đề kháng của từng người, cơ thể sẽ có “đối đầu” với virut gây sởi theo cách của riêng mình. Tiêm phòng là cách bảo vệ cơ thể khỏi bệnh sởi tốt nhất.

Tiêm phòng là cách tốt nhất để tăng cường khả năng kháng sởi cho bé

Sau khi được 12 tháng tuổi, bé sẽ được tiêm phòng vắc-xin MMR, vắc-xin phòng ngừa Rubella, sởi, quai bị. Mũi tiêm thứ hai sẽ tiếp tục khi bé đươhc 18 tháng tuổi. Nếu lỡ mất thời gian tiêm phòng của con, bạn nên đưa bé đi khám để được tiêm mũi nhắc lại.

Mẹ cũng nên chắc rằng mình cũng được tiêm phòng đầy đủ hai mũi vắc-xin ngừa sởi. Mẹ bầu và những người có hệ miễn dịch yếu không nên tiêm phòng MMR.

Trẻ sơ sinh bị sởi phải làm sao?

Trong trường hợp trẻ mới chớm bệnh, ba mẹ không cần nhập viện theo dõi ngay mà có thể chăm sóc trẻ tại nhà.

Bệnh sởi kiêng gì?

  • Không cho trẻ ăn những loại thức ăn có thể gây dị ứng như hải sản, thịt gà, thịt vịt, các loại gia vị thơm cay như ớt, rau thơm…
  • Tuyệt đối không tự ý cho trẻ dùng kháng sinh hoặc vitamin mà không có sự chỉ đình của bác sĩ.
  • Cho trẻ nằm cách ly trong phòng thoáng, không có gió lùa, kiêng gió, kiêng bẩn
  • Chỉ nên cho trẻ uống nước lọc hoặc nước hoa quả tươi, hạn chế nước ngọt, nước có ga.

Trẻ bị sởi có được bật quạt không?

Cần kiêng gió tự nhiên lùa nhưng không cần kiêng bật quạt trong phòng. Có thể bật để không khí thoáng mát vì nếu nóng quá ra mồ hôi sẽ làm cho người bệnh khó chịu và thậm chí bệnh sẽ nặng hơn.

Bệnh sởi tắm lá gì?

Trong thời gian mắc bệnh, dân gian khuyên mẹ nên tắm rửa chân tay cho trẻ bằng nước đun sôi để nguội hoặc nước lá lành như: lá kinh giới, lá mùi và trà xanh… Cần lưu ý dùng nguồn nước sạch và rửa sạch các loại lá trước khi nấu nước tắm.

Bệnh sởi ở trẻ em nói nguy hiểm sẽ nguy hiểm, nói đơn giản cũng có thể hiểu là đơn giản. Quan trọng nhất chính là nhận diện sớm dấu hiệu bị bệnh để có biện pháp điều trị kịp thời, mọi chuyện sẽ sớm ổn thôi mẹ nhé!

Nguồn: Gia đình Việt Nam