Dòng sự kiện:

Tuyệt chiêu trị "bệnh" lười học của con

23:49 30/07/2015
Muốn trị “bệnh” lười học của con, bạn hãy tìm hiểu nguyên nhân và tham khảo cách dưới đây nhé.

Tin liên quan

  • Dạy bé vẽ máy bay, con bò đơn giản mà siêu dễ thương
  • Dạy con nói cảm ơn và xin lỗi thật chân thành
  • Thái Thùy Linh cho con gái “ngủ lang” một mình từ... 5 tháng tuổi
Nguyên nhân

Nguyên nhân khiến trẻ chán học đôi khi rất đơn giản đó là tại bố mẹ chăm con quá kỹ làm con ỉ lại, thói quen vừa học vừa chơi hoặc vừa ăn vừa chơi cũng làm trẻ trở nên xao lãng, chểnh mảng trong bất kỳ mọi việc.

Cho con học trước chương trình, cha mẹ kỳ vọng con sẽ thông minh, biết trước mọi kiến thức để có thời gian làm bài nâng cao. Chính điều này là con dao hai lưỡi, đã không giúp trẻ học tốt hơn mà còn khiến trẻ bị lạc lõng với chương trình học bình thường, không coi trọng giờ học và trở nên lười nhác.

Trẻ quá hiếu động, mải chơi nên bỏ bê học hành. Ngược lại trẻ có bản tính chậm chạp, chép bài không kịp nên sinh ra tâm lý: muốn đến đâu thì đến, mặc kệ chuyện học hành.

Cũng có thể nguyên nhân làm trẻ chán học là do cách giảng của thầy cô không hấp dẫn hoặc bạn bè trong lớp nảy sinh mâu thuẫn.

Muốn biết được đúng nguyên nhân cha mẹ nên kiên nhẫn “làm bạn với con”. Hãy bình tĩnh cùng con tìm ra nguyên nhân để cùng giải quyết, nếu bạn quát tháo hoặc đánh mắng con sẽ càng làm mọi việc trở nên tồi tệ hơn.

Muốn trị bệnh phải tìm được nguyên nhân vì sao con lười học.

 

Trị “bệnh” lười học

Tiến sĩ Vũ Thu Hương - Giảng viên khoa Tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội chia sẻ trên VnExpress cách trị bệnh lười học của con. Các mẹ cùng tham khảo nhé:

- Không nhắc con học: Nhiều cha mẹ sẽ thốt lên là tại sao lại không nhắc, không nhắc nó không học đâu. Đúng, không nhắc nó sẽ không học. Tuy nhiên, việc học là việc của chúng, không phải của ta, nếu nhắc thì sau này trẻ cứ chờ ta nhắc rồi nó mới học. Do đó nó sẽ nghĩ việc học là việc của bố mẹ nên bố mẹ mới sốt sắng đến thế chứ.

Tôi từng chứng kiến một cậu bé, khi bố mẹ không cho sử dụng điện thoại đã quắc mắt lên quát: "Nếu vậy thì con không học nữa". Ý chừng của nó là: “Bố mẹ có muốn con học thì đưa điện thoại đây. Con đã học cho bố mẹ vui còn gì”.

- Luôn phối kết hợp chặt chẽ với cô giáo để tố cáo những vụ quên làm bài tập: Đương nhiên, khi đứa trẻ không bị nhắc học, nó sẽ quên luôn. Người có đủ tư cách nhắc nó học mà nó vẫn hiểu việc học là của nó chính là cô giáo.

Khi cô giáo phạt vì tội không hoàn thành bài tập được giao, đứa trẻ hiểu việc học là của nó chứ không phải của ai khác. Cô giáo, người đánh giá nó đã nói nó không hoàn thành bài tập tức là sai. Phụ huynh hãy để cô giáo làm nhiệm vụ của mình.

Cha mẹ không nên giảng bài cho con.

 

- Tuyệt đối không bênh con khi con bị cô mắng: Các bố mẹ đương nhiên sẽ xót con vô cùng vì nó bị mắng, nhưng con sẽ ngoan hơn với lời mắng của cô giáo. Kể cả trong trường hợp con bị trù dập thì việc đó cũng rất tốt cho con. Bởi vì sau này ra đời, sẽ còn vô khối người trù dập con. Để con có sức đề kháng về việc này và biết cách xử trí, một năm học bị trù dập trong trường học thật có nhiều giá trị.

- Phạt nặng khi con không hoàn thành nhiệm vụ và bị cô giáo mách: Nghĩa là khi con bị cô mách, bố mẹ hãy phạt, đừng phạt ngay khi con có biểu hiện lười. Khi con thấy cả ba mẹ lẫn cô giáo đều không đồng tình với hành vi lười biếng của con, chắc chắn con sẽ sửa chữa.

- Phạt nhưng đừng nhắc đi nhắc lại những tội lỗi của con: Chả đứa nào chịu nổi cảnh bị nhắc như thế đâu.

- Khi con kiếm được một lời khen ngợi của cô, hãy hùa vào khen con thêm tí chút: Lời khen đúng lúc đúng chỗ bao giờ cũng có tác dụng vô cùng lớn, làm động lực cho trẻ phấn đấu hơn nữa.

- Tuyệt đối không so sánh hoặc lấy ai đó làm gương khi giáo dục con: Đấy là sự xúc phạm nhân cách nặng nề. Con là con, con sẽ có nhiều điểm dở nhưng cũng vô khối điểm ưu. Con sẽ có mặt mạnh khác nữa. Vì thế, khi khen ngợi con, hãy khen ngợi sự phấn đấu của con, tiến bộ của con, chứ đừng khen ngợi điểm số. Cách khen này sẽ khiến con hào hứng hơn nhiều.

- Đừng thưởng: Đứa trẻ học tốt mà được thưởng, nó sẽ luôn học để được thưởng. Hãy để con hiểu, việc học là việc của con. Khi xác định đó là việc của bản thân, chúng sẽ cảm thấy thoải mái và có trách nhiệm hơn so với việc của người khác.

- Không giảng bài cho con: Khi cha mẹ xúm vào giảng bài, con sẽ thấy khoảng cách cha mẹ và con xa nhau vì ít cha mẹ đủ kiên nhẫn và dịu dàng khi học kèm cùng con. Học là việc của con, nếu con không hiểu, con đến gặp cô để hỏi, con có thể tìm hiểu các thông tin trong sách vở để bổ sung. Đừng lo lắng quá mức nếu con không hiểu một chỗ nào đó mà vẫn bỏ qua.

Cách giảng bài của cha mẹ khác với cô giáo, con sẽ vô cùng hoang mang và không biết đâu là đúng. Cha mẹ can thiệp vào cô sẽ khó dạy con, đến lúc đó, áp lực sẽ dồn lên vai con và con sẽ khổ sở vì sự can thiệp này.

Anh Tuấn (Tổng hợp)

Nguồn: Người đưa tin

Xem thêm video:

[mecloud]qIAnPyLcri[/mecloud]