Dòng sự kiện:

Utec đã "cứu" Lima như thế nào ?

21:01 24/08/2013
UTEC đã thật thông minh khi cùng một lúc vừa thực hiện được một chiến dịch cộng đồng mang tính cấp thiết, và quan trọng không kém vẫn là câu chuyện về thương hiêu

Lima là thành phố lớn nhất ở với khoảng 7,6 triệu dân. Với vị trí nằm bên cạnh phía nam Thái Bình Dương, nên độ ẩm của thành phố này trung bình khoảng 83% và gần như đạt 100% vào buổi sáng. Nhưng Lima cũng được coi là một vùng ven sa mạc vì nó nằm ở rìa phía Bắc của Atacama – sa mạc khô nóng nhất của thế giới. Điều này có nghĩa là thành phố chỉ nhận được một chút rất nhỏ lượng mưa hàng năm.

Mưa ở Lima rất hiếm hoi do dòng hải lưu duyên hải lạnh và hiệu ứng mưa chặn mưa của Dãy Andes chặn dòng khí ấm chứa hơi ẩm từ phía Đông. Bờ biển thường bị phủ lớp màn sương mù nặng được gọi là “garúa”, đặc biệt dày đặc vào những tháng mùa đông (Lima là thành phố sa mạc lớn thứ hai trên thế giới sau Cairo). Vì vậy, Lima phải phụ thuộc vào hệ thống thoát nước từ Andess giống như là sự tháo nước khi băng tan chảy vậy.

Điều này có nghĩa là Lima luôn ở trong tình trạng thiếu nước sạch. Lúc này, trường Đại học Kỹ thuật và Công nghệ tại thành phố Lima đã tận dụng lợi thế độ ẩm tại đây và áp dụng công nghệ “biến hóa” nước từ hơi nước. Utec và công ty quảng cáo Mayo Peru Draft FCB đã hợp tác với nhau để chế tạo và lắp đặt tấm biển quảng cáo khổng lồ. Chi phí chế tạo biển là 1.200 USD.

"Nó hút hơi nước trong không khí và biến hơi nước thành nước. Quy trình chỉ đơn giản như vậy thôi", Jessica Ruas, người phát ngôn của UTEC, phát biểu.

5 thiết bị bên trong tấm biển hút hơi nước trong không khí. Hơi nước di chuyển qua một bình ngưng để biến thành nước. Sau đó nước được bơm lên một bể ở phía trên tấm biển. Từ bể, nước chảy qua một bộ lọc trước khi xuống tới một vòi ở bên dưới để người dân có thể uống. UTEC tuyên bố họ muốn biến giấc mơ tạo ra nước từ không khí thành hiện thực để chứng minh rằng kỹ thuật và công nghệ có thể giải quyết mọi vấn đề của con người. Nhóm nghiên cứu đặt tấm biển quảng cáo tại làng Bujama vì người dân ở đây đang đối mặt với tình trạng khan hiếm nước sạch. Người dân trong làng Bujama cảm thấy vui vì sự hiện diện của tấm biển. Giờ đây nó đã trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống hàng ngày của họ. Nó cũng thu hút sự chú ý của những người điều khiển xe máy và ô tô mỗi khi họ đi qua làng Bujama.

Có thể nói, công nghệ sản xuất nước sạch từ hơi nước đã làm thay đổi cuộc sống của người dân Lima. Nhưng trước tiên, phải kể đến công dụng của tấm biển quảng cáo khổng lồ với trị giá 1.200USD kia. UTEC đã thật thông minh khi cùng một lúc vừa thực hiện được một chiến dịch cộng đồng mang tính cấp thiết, và quan trọng không kém vẫn là câu chuyện về thương hiêu. Nếu bạn đến Lima, tôi xin dám chắc chắn rằng không ai không biết đến cái tên UTEC. Làm thương hiệu rất tốn kém. Hàng ngày, có không biết bao nhiêu Công ty, Tổ chức, Doanh nghiệp bỏ ra một con số khổng lồ để chi cho PR – Quảng cáo, thế nhưng họ lại không thể đảm bảo rằng dịch vụ hoặc sản phẩm của họ có thật sự mang lại công chúng một điều gì đó hữu ích và cần thiết cho cuộc sống của họ hay không.

Nhưng UTEC đã làm được điều này !

Diệp Lê


TAG