Dòng sự kiện:

Xử lý thế nào khi trẻ mắc bệnh dù đã được tiêm phòng?

20:30 07/11/2015
Dù đã được tiêm vắc-xin phòng ngừa theo chương trình tiêm chủng bắt buộc, tuy nhiên, nhiều bệnh viện vẫn thường xuyên tiếp nhận nhiều trẻ bị bạch hầu, lao, sởi, quai bị, thuỷ đậu…

 

 

 

[mecloud]HSm6c15Uvh[/mecloud]

Trả lời trên báo VnExpress, phó giám đốc y tế dự phòng TP HCM Nguyễn Đắc Thọ cho biết: "Có từ 95 đến 99% số người sau tiêm phòng đã được bảo đảm miễn dịch. Chỉ còn một tỷ lệ rất ít không được miễn dịch hoàn toàn. Trong y học đây là điều bình thường".

Cùng ý kiến trên, bác sĩ Nguyễn Công Viên, Trưởng khoa khám bệnh trẻ em lành mạnh Bệnh viện nhi đồng II, TP HCM, cho rằng, không có văcxin nào bảo đảm loại bỏ 100% nguy cơ mắc bệnh. Theo bác sĩ Viên, những trường hợp đã tiêm ngừa nhưng vẫn mắc bệnh hoặc bị lây nhiễm được ghi nhận là khá nhiều.

Nói về nguyên nhân dẫn tới những trường hợp này, các bác sĩ cho biết, có thể xuất phát từ những lý do:

- Do cơ địa người được tiêm phòng không đáp ứng được các điều kiện của văcxin nên không được miễn nhiễm hoàn toàn

- Điều kiện bảo quản văcxin không đạt làm giảm chất lượng

- Tiêm ngừa không đúng kỹ thuật làm giảm hiệu quả của văcxin

- Sử dụng văcxin quá hạn nên không có tác dụng

- Nhiều nhất là người dân đưa con đi tiêm ngừa khi đã ủ bệnh hoặc đã tiếp xúc với bệnh, do đó tiêm ngừa không có tác dụng như mong muốn.

- Không tiêm đủ liều: Trước đây, trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia, trẻ em thường được tiêm 3 mũi phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván vào lúc 2, 3, 4 tháng tuổi. Nhưng hiện nay, theo phác đồ mới của Bộ Y tế, trẻ phải được tiêm nhắc lại một mũi phòng bệnh bạch hầu - ho gà - uốn ván vào lúc 18-19 tháng tuổi. Nhiều trường hợp không được tiêm nhắc lại nên rất dễ bị vi-rút tấn công.

BS Trương Hữu Khanh khẳng định, nếu trẻ đã tiêm vắc-xin nhưng vẫn mắc bệnh quai bị, sởi, rubella, thủy đậu thường do tiêm không đủ liều, bỏ tiêm giữa chừng, tiêm sớm so với thời gian quy định; hoặc do cơ địa quá yếu, không đáp ứng miễn dịch, tiêm trong lúc đang bị một số bệnh cấp tính như sốt cao, ho nhiều, nhiễm vi-rút nặng. Ngoài ra, nếu cách bảo quản vắc-xin chưa tốt và cách tiêm không đúng, cũng khiến việc tiêm phòng không hiệu quả, thông tin từ báo Lao Động.

Theo các bác sĩ, đối với những bệnh đã được tiêm phòng nhưng vẫn phát bệnh là chuyện có thể xảy ra và những vacxin đó chỉ là vacxin phòng ngừa chứ chưa có loại thuốc nào điều trị đặc hiệu. Vì thế, chỉ có một cách duy nhất là các bậc cha mẹ hãy để ý phòng tránh bệnh cho con.

Nếu đã vô tình mắc phải bệnh thì cần quan tâm tới các triệu chứng cũng như các biến chứng (nếu có) của con để xử trí kịp thời.

Mặc dù không được bảo đảm miễn nhiễm hoàn toàn với bệnh nhưng các bác sĩ vẫn khuyên mọi người nên tiêm phòng.

Người đã tiêm phòng nếu mắc bệnh thì cũng nhẹ hơn rất nhiều so với người không được tiêm phòng. Theo nghiên cứu ở nhiều nước, khi so sánh giữa cộng đồng được tiêm ngừa và cộng đồng không được tiêm ngừa, người ta thấy được sự khác biệt rất lớn. Cộng đồng được tiêm ngừa tỷ lệ mắc bệnh và lây nhiễm rất ít, tỷ lệ này ngược lại ở cộng đồng không được tiêm ngừa.

Chi Chi (Tổng hợp)

Nguồn: Gia đình Việt Nam

Video xem nhiều nhất: [mecloud]pmgZvERvSj[/mecloud]